"Các cuộc tranh cãi gay gắt về vụ việc không những chỉ rõ sự chia rẽ ngày càng sâu sắc ở phương Tây mà còn cho thấy sự mệt mỏi của châu Âu và Hoa Kỳ trước cuộc khủng hoảng kéo dài", - The Global Times viết.
Ấn phẩm này cũng ghi nhận sự tương phản rõ rệt trong luận điệu của Washington và các nước châu Âu chính liên quan đến Nga.
"Lần này, họ đã chủ động thuyết phục các nước Baltic rằng chính Ukraina chứ không phải Nga đã phóng tên lửa, trong khi Zelensky phủ nhận mọi thứ", - The Global Times viết.
Nhìn chung, theo các chuyên gia, sự cố tên lửa ở Ba Lan đã thử thách giới hạn tối thiểu sự kiên nhẫn của các thành viên NATO.
"Liên minh sẽ không đối đầu trực tiếp với Nga", - The Global Times nhấn mạnh.
Tối ngày 15 tháng 11, hai quả tên lửa được cho là đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan gần biên giới với Ukraina khiến hai người thiệt mạng.
Ban đầu, Warsaw tuyên bố đó là tên lửa do Nga sản xuất, nhưng ngay sau đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thừa nhận rằng rất có thể là vũ khí của Ukraina liên quan đến vụ việc này.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, không hề có cuộc tấn công nào nhắm vào các mục tiêu gần biên giới Ukraina-Ba Lan trong ngày hôm đó, còn những bức ảnh chụp một số mảnh vỡ không có gì chung với phương tiện vũ khí của Nga. Các bức ảnh công bố ở Ba Lan từ địa điểm xảy ra vụ việc ở Przewodów cho thấy rõ rằng đó là mảnh vỡ của tên lửa thuộc hệ thống phòng không S-300 của Ukraina đã rơi ở đó, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.