Trung Quốc giúp châu Phi xóa bỏ quá khứ thuộc địa

Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Zimbabwe đang chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc không chỉ giúp đỡ từng nhóm quốc gia châu Phi mà còn giúp đỡ toàn bộ lục địa. Trung Quốc đang tước quyền kiểm soát của phương Tây đối với sự phát triển của châu Phi.
Sputnik
Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa hoan nghênh mối quan hệ "tuyệt vời" với Trung Quốc, kêu gọi dỡ bỏ "vô điều kiện" và "khẩn cấp" các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Hôm thứ Tư, ông đã có bài phát biểu đầu tiên trước toàn dân tại tòa nhà Quốc hội mới do Trung Quốc tài trợ.
Hoa Kỳ đã trừng phạt các quan chức an ninh và chính phủ cấp cao của Zimbabwe kể từ năm 2003 vì cáo buộc vi phạm nhân quyền và gian lận bầu cử. Hiện có khoảng 140 tổ chức và cá nhân của Zimbabwe nằm trong danh sách bị Mỹ trừng phạt. Về phần mình, EU đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Zimbabwe và cấm một số quan chức cấp cao nước này nhập cảnh vào khu vực liên minh châu Âu.

Nhiều nước châu Phi chỉ trích chính sách của phương Tây

Bà Tatiana Deitch, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng chính sách của Trung Quốc ở châu Phi rõ ràng trái ngược với cách hành xử của phương Tây, vốn vẫn còn mang dấu vết của quá khứ thuộc địa.

“Nhiều quốc gia ở Châu Phi chỉ trích các chính sách của phương Tây và bất kỳ tuyên bố chống phương Tây nào cũng phản ánh sự bất mãn mạnh mẽ đối với vị trí phụ thuộc và bất bình đẳng của họ. Trong trường hợp này Tổng thống Zimbabwe đã đối chiếu hành vi cao thượng của Trung Quốc với các biện pháp trừng phạt gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của đất nước mình. Trung Quốc không thua kém bất kỳ quốc gia nào khác về viện trợ và đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Phi. Zimbabwe là một trong những quốc gia luôn được Trung Quốc giúp đỡ rất nhiều. Zimbabwe không phải là quốc gia duy nhất được trợ giúp, bởi vì Trung Quốc có một quan điểm — giúp tất cả các nước nếu có thể. Tất nhiên, có nước nhận được nhiều hơn, có nước khác nhận được ít hơn, nhưng Trung Quốc có lẽ là quốc gia duy nhất không hạn chế hoạt động của mình đối với bất kỳ nhóm quốc gia nào. Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc không can thiệp. Cho dù phương Tây có bất mãn thế nào với tình trạng dân chủ ở Zimbabwe, thì Trung Quốc cũng không đưa ra điều kiện nào về mặt chính trị khi viện trợ” - bà Tatiana Deitch nói.

Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng 24 dinh tổng thống cho các nguyên thủ quốc gia châu Phi. Trong số đó phần lớn là được tặng. Một trong những món quà lớn và mang tính biểu tượng nhất Trung Quốc dành cho châu Phi là xây dựng trụ sở Liên minh châu Phi ở thủ đô của Ethiopia. Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Phi tại Đại học sư phạm Chiết Giang, Liu Qinghai, lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng sự hỗ trợ vô điều kiện của Trung Quốc giúp ích cho sự phát triển toàn diện của Châu Phi.

“Các dự án viện trợ của Trung Quốc chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở công cộng, giáo dục, y tế và biến đổi khí hậu. Trung Quốc tập trung vào việc giúp các nước nhận viện trợ cải thiện tiềm năng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của họ, đồng thời củng cố nền tảng phát triển kinh tế và xã hội. Đồng thời, các cơ sở công cộng là lĩnh vực đặc trưng cho việc hỗ trợ. Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở hạ tầng đô thị, các tòa nhà dân dụng, giếng và hệ thống cung cấp nước, hội trường văn hóa, cơ sở thể thao và văn hóa, các công trình khoa học, giáo dục và y tế”, - bà Liu Qinghai cho biết.

Chuyên gia Liu Qinghai cho rằng sự hợp tác với Trung Quốc giúp các nước châu Phi củng cố nền độc lập và thoát khỏi vị trí nằm bên lề nền kinh tế toàn cầu.
Hoa Kỳ muốn "phi thuộc địa hóa Nga"

“Người dân các nước châu Phi rất biết ơn sự hỗ trợ của Trung Quốc dẫn đến sự thay đổi ở nước họ. Hình ảnh Trung Quốc trên thế giới như một cường quốc có trách nhiệm đã được hình thành và góp phần khách quan vào việc nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc, tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi. Ngoài ra, Trung Quốc ưu tiên viện trợ cho châu Phi là mục tiêu phát triển mà không áp đặt bất kỳ điều kiện nào. Mô hình hoạt động này của Trung Quốc về cơ bản khác với mô hình phương Tây. Điều này góp phần khách quan vào việc mở rộng quan hệ thương mại và kinh tế cũng như tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Phi”, - bà Liu Qinghai kết luận.

Trung Quốc là nhà đầu tư chính của Zimbabwe. Trong ba năm qua, đầu tư của Trung Quốc vào đất nước này đã lên tới 2 tỷ USD. Đồng thời, các công ty Trung Quốc đã tạo ra khoảng 100.000 chỗ làm. Zimbabwe có trữ lượng lithium lớn và các công ty Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào thăm dò, khai thác và chế biến loại kim loại có giá trị này. Trung Quốc cũng đang hỗ trợ các nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng của Zimbabwe bằng cách giúp xây dựng và vận hành một số công trình thủy điện.
Thảo luận