"Nếu không triển khai hệ thống phòng không mạnh thì sau vài tuần nữa Ukraina sẽ chìm trong bóng tối hoàn toàn", - viên sĩ quan cho biết.
Ông giải thích rằng Kiev rất dễ bị tấn công cơ sở hạ tầng, vì ở giai đoạn đầu quân đội Nga đã phá hủy khoảng 1/3 hệ thống phòng không của Ukraina. Thêm vào đó phương Tây cũng đánh giá thấp khả năng của Moskva, chuyên gia này giải thích thêm.
Đại tá Reisner nhấn mạnh rằng do Ukraina có diện tích rộng lớn và nhiều công trình cần bảo vệ nên gần như không thể "đối phó gì được".
"Châu Âu đang cố gắng bòn vét những gì họ có và gửi đến Ukraina. Chúng tôi đang tụt lại phía sau còn Nga <…> lại ở vào thế chủ động. Đây là một tình huống nghịch lý", - ông Reisner thừa nhận.
Những cuộc tấn công cơ sở hạ tầng Ukraina
Các đợt tấn công của Lực lượng Vũ trang Nga vào cơ sở hạ tầng Ukraina bắt đầu từ ngày 10/10, hai ngày sau vụ khủng bố cầu Crưm mà theo chính quyền Nga là do cơ quan an ninh Ukraina đứng sau. Mục tiêu tấn công là các cơ sở năng lượng, công nghiệp quốc phòng, chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc.
Kể từ đó báo động không kích ở các tỉnh thành Ukraina vang lên hàng ngày, nhiều khi ban bố trên khắp cả nước. Quân đội Nga thực hiện một đợt tấn công ồ ạt nữa vào ngày 23 tháng 11. Ở Kiev nói rằng đợt tấn công đó đã làm tất cả các nhà máy điện hạt nhân, phần lớn các nhà máy nhiệt điện và thủy điện bị mất điện, đại đa số dân chúng chịu cảnh mất điện. Ba ngày sau, nhà chức trách Ukraina thừa nhận rằng hệ thống điện nước này vẫn còn thiếu 25% công suất.