Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam

Những chú voi Buôn Đôn chính thức được ‘nghỉ hưu’ với 2 triệu đô

HÀ NỘI (Sputnik) - Sử dụng voi nhà trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính. Việc chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi vừa được phê duyệt mới đây tác động ra sao tới cuộc sống người dân nơi đây?
Sputnik
Được biết, đây là dự án do Tổ chức động vật châu Á (AAF) cam kết hỗ trợ Đắk Lắk hơn 2 triệu USD (tương đương 55,452 tỷ đồng) để thực hiện chuyển đổi mô hình cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện thời gian thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2026.
Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại là 50,888 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách sự nghiệp được bố trí cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trị động vật và quản lý bảo vệ rừng hàng năm là 4,564 tỷ đồng.
Thảo cầm viên Sài Gòn làm giấy từ phân voi

‘Một điều quá tuyệt vời’

Đây là chia sẻ của ông Đặng Xuân Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch DakViet, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk với Sputnik. DakViet là đơn vị chuyên tổ chức các tour du lịch cho khách tham quan và tìm hiểu về voi. Ông Đặng Xuân Vũ cho biết:

“Việc chấm dứt du lịch cưỡi voi tại Buôn Đôn và một số địa phương khác tại Đăk Lăk là một điều quá tuyệt vời, rất tốt cho voi. Bản thân DakViet cũng kinh doanh du lịch và cho khách cưỡi voi hơn 20 năm nay, nhưng từ 2018 chúng tôi đã dừng dịch vụ không cho khách cưỡi voi. Thay vào đó chúng tôi xây dưng chương trình du lịch thân thiện với voi, chăm sóc voi”.

Theo ông Vũ, khi làm chương trình này, du khách rất ủng hộ, đặc biệt là người nước ngoài. Gần đây một số bạn trẻ Việt Nam và một số du khách Hà Nội và TP. HCM cũng ủng hộ.

“Bản thân tôi rất mừng. Nếu có thể chấm dứt du lịch cưỡi voi thì chúng ta có thể bảo tồn đàn voi của tỉnh nhà Đăk Lăk. Thứ hai sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp cộng đồng có ý thức về bảo vệ động vật. Thứ ba, khi có chính sách này mình sẽ định hướng cho người chủ voi tìm nguồn thu nhập khác thay vì cho khách cưỡi voi”, chủ doanh nghiệp lữ hành nhấn mạnh.

Voi Buôn Đôn bị hành hạ: Đăk Lăk sẽ chấm dứt dịch vụ cho du khách cưỡi voi?
Về phần mình, bà Mai Nguyễn, Quản lý chương trình Động vật hoang dã, Tổ chức HSI Việt Nam, chia sẻ nhận định của mình với Sputnik:
“Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến đầy nhân văn này của AAF và tỉnh Đắk Lắk”.
Là một trong các tổ chức chuyên bảo vệ Động vật trên thế giới với mục tiêu tạo ra một thế giới nhân văn, chấm dứt bạo hành đối với tất cả các động vật. tiêu tạo ra một thế giới nhân văn, chấm dứt bạo hành đối với tất cả các động vật, Chương trình Động vật hoang dã của HSI tại Việt Nam đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy việc chung sống hài hoà giữa voi hoang dã với con người.

“Voi hoang dã sinh sống ngoài tự nhiên và voi nuôi nhốt có nguồn gốc từ tự nhiên (hay còn gọi là voi nuôi nhốt) là hai nhóm đối tượng khác nhau, và voi nuôi nhốt cũng khác xa với nhóm động vật đã được thuần hoá thành động vật nuôi tại nhà. Mục tiêu bảo tồn hai nhóm này có sự khác nhau nhất định và cách thức bảo tồn và phát triển hai loài này cũng không hề giống nhau”, đại diện HSI Việt Nam lưu ý.

Multimedia
Những người chiến thắng trong cuộc thi nhiếp ảnh động vật hoang Wildlife Photographer of the Year

Vẫn còn nhiều hạn chế trong triển khai

Cũng theo chia sẻ của ông Đặng Xuân Vũ, chính sách của Dự án “Du lịch thân thiện với voi” rất tốt nhưng khi áp dụng thực tế còn nhiều vấn đề. Ông Vũ chỉ ra:

Nguồn kinh phí hơn 50 tỷ đồng được tài trợ là một số tiền lớn, nhưng chia đều cho hơn 100 con voi thì vẫn còn khiêm tốn. Vì một con voi không thuộc sở hữu của một cá nhân, mà là của một đại gia đình, trong đó có 5-7 gia đình hoặc cả một dòng họ”.

Trên thực tế, bấy lâu nay người dân có thu nhập nhiều từ việc cho khách du lịch cưỡi voi. Đây là thu nhập chính của bà con ở đây. Khi nguồn thu nhập này “bị ngắt” thì bà con phản đối là điều đương nhiên vì không có nguồn nhu nhập.
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Đã tịch thu 15 tấn ngà voi, có thể có đường dây buôn bán động vật hoang dã lớn tại Việt Nam
Hiện tại, chính quyền sở tại hiện đang nghiên cứu làm thế nào để hài hòa được lợi ích của bà con và bảo tồn voi. Theo ông Vũ, nguyên nhân chính vẫn là ở vấn đề ngân sách.

“Vì vậy, để bảo tồn voi thì câu chuyện còn dài quá, chắc chắn còn cần có sự hỗ trợ của chính quyền sở tại, các tổ chức bảo vệ động vật như AAF để hướng dẫn và tạo công ăn, việc làm cho bà con dân tộc thiểu số. Vấn đề cốt lỗi ở đây là tạo công việc cho bà con có nguồn thu nhập thì chắc chắn dự án sẽ thành công. Thứ hai, đối với cá thể voi sinh sống giáp với rừng quốc gia Yok Đôn thì nhà nước mua lại các cá thể voi của bà con, sau đó về thả trong rừng để bảo tồn. Đây là một cách làm khá hay”, ông Vũ đề xuất.

Du lịch chữa lành: Mảnh đất tỷ đô cho du lịch Việt

Hướng đến du lịch xanh, bền vững

Bao đời nay cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Buôn Đôn gắn liền với voi, con voi không chỉ là tài sản mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây coi voi như một người thân trong gia đình, gọi voi là “Eman” - con voi có quyền như con người. Khi voi chết, người dân tổ chức an táng, làm lễ bỏ mả như con người.
Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để hình ảnh con voi, văn hóa voi ở xứ sở này mãi trường tồn khi chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi? Tham gia một số chương trình nằm trong dự án của AFF tài trợ cho tỉnh Đăk Lăk, ông Đặng Xuân Vũ, Giám đốc Công ty TNHH DakViet, chia sẻ ý kiến của mình về một số chính sách với mô hình nói trên.

“Thứ nhất, nên tăng cường tuyên truyền với khách du lịch là việc cưỡi voi là việc không nên làm. Nếu cầu và cung luôn có thì việc này sẽ còn tiếp diễn. Khi mình tuyên truyền việc cưỡi voi là không tốt, khách du lịch nhận thức được và từ chối dịch vụ này thì chắc chắn người cung cấp dịch vụ này sẽ không kinh doanh nữa”.

Multimedia
Du lịch bằng tàu hỏa xuyên Việt và các tuyến đường sắt thế giới
Ngoài ra, cần tuyên truyền và giải thích cho người chủ voi là việc cưỡi voi là không tốt cho voi. Thay vào đó, có thể thay thế bằng chương trình voi thân thiện.

“Hiện tại như tour của DakViet tổ chức tại Yok Đôn rất hiệu quả. Tour thân thiện với voi, chăm sóc voi, vào rừng có thể ngắm voi hoang dã từ khoảng cách an toàn hay các tour nghiên cứu và tìm hiểu về voi”, ông Vũ cho biết thêm.

Được biết, Dự án của AAF thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Lắk, gồm: Vườn quốc gia Yok Đôn, Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng, các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện Buôn Đôn, Ban Quản lý rừng lịch sử - văn hóa - môi trường Hồ Lắk.
Thảo luận