Như thông báo của các quan chức Mỹ, Hoa Kỳ đã bí mật sửa đổi các hệ thống HIMARS được bàn giao cho Ukraina, để những hệ thống này không thể dùng vào việc phóng tên lửa tầm xa vào địa bàn Nga.
Theo tạp chí cho biết, chính quyền Mỹ coi đây là hành động cần thiết để giảm nguy cơ xung đột với Matxcơva. Ấn phẩm lưu ý rằng 20 tổ hợp tên lửa phản lực phóng loạt đã được chuyển đến Ukraina, nhưng trong khâu lắp đặt đã có thay đổi để các tổ hợp này không thể phóng tên lửa tầm xa, kể cả ATACMS, với tầm bắn hơn 300 km.
Mặc dù Hoa Kỳ đã từ chối cung cấp các tên lửa như vậy cho Ukraina, nhưng sự thay đổi này đảm bảo rằng các bệ phóng không thể dùng để phóng nữa kể cả nếu như có thể mua được tên lửa từ các nguồn khác, - tờ báo dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết.
Sự thay đổi này chứng tỏ rằng, cùng với những điều khác, chính quyền Hoa Kỳ đang lo ngại là Kiev có thể "lật kèo", ngừng thực hiện lời hứa không tấn công sang lãnh thổ LB Nga bằng thứ vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp.
Chuyển giao vũ khí cho Ukraina
Nga trước đó đã gửi công hàm tới các nước NATO vì các lô vũ khí mà liên minh cung cấp cho Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố rằng các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraina. Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov lưu ý rằng việc cung cấp vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không góp phần vào sự thành công của các cuộc đàm phán Nga-Ukraina và sẽ có tác động tiêu cực.