Chuyên gia: Việt Nam luôn nhớ đến việc vũ khí của ai đã giúp đất nước giành tự do và chủ quyền

Trước thềm khai mạc triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 (Vietnam Defense 2022 ) tại Hà Nội, tờ National Interest đã đăng một bài báo mang tính khiêu khích trong việc Việt Nam đa dạng hóa các mối quan hệ quốc phòng. Những tuyên bố và ám chỉ Việt Nam phải quay lưng lại với Nga về vấn đề này có cơ sở nào không? – theo tài liệu Sputnik.
Sputnik
Tác giả bài báo, nhà khoa học chính trị Nguyễn Thị Mai Anh, nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Đại học Massachusetts Boston, chuyên gia về quan hệ của Hoa Kỳ với các nước Đông Nam Á và về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, cho rằng triển lãm Vietnam Defense 2022 gián tiếp cho thấy những nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình để giảm sự phụ thuộc nặng nề vào vũ khí Nga và tiếp tục chiến lược “rào chắn”trước Trung Quốc.
Tác giả dẫn chứng cuộc họp báo ngày 24/11 của “Phó Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, trong đó ông cho rằng “… triển lãm sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa việc mua sắm phục vụ sản xuất, vũ khí, trang bị kỹ thuật”.

“Nhà khoa học chính trị” người Mỹ gốc Việt viết trong bài báo của mình rằng:“…. khi Việt Nam tìm cách đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại vũ khí, việc mua sắm các sản phẩm quân sự từ Nga có thể bị cắt giảm. Sự đa dạng hóa các nhà cung cấp này có thể bao gồm việc mở rộng quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng để giảm sự phụ thuộc của Hà Nội vào một đối tác, bước cần thiết để tăng cường an ninh và chủ quyền đất nước.

Sputnik đã nhiều lần lưu ý và một lần nữa nhấn mạnh mối quan tâm đảm bảo an ninh, việc lựa chọn các nước đối tác trong hợp tác kỹ thuật quân sự là đặc quyền của Việt Nam với tư cách là một quốc gia có chủ quyền.
Sputnik đã giới thiệu bài báo trên tờ National Interest tới Alexei Leonkov, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga và là giám đốc thương mại của tạp chí Nga «Kho vũ khí của Tổ quốc».

“Tác giả bài báo rõ ràng đang “xuyên tạc”. Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố sẽ hợp tác về quân sự-kỹ thuật chỉ với Nga. Mặc dù quan hệ song phương trong lĩnh vực này đã có một lịch sử lâu dài, - Alexey Leonkov lưu ý, -Việt Nam nhớ rất rõ vũ khí của ai đã giúp mình chiến thắng quân đội Mỹ, giành tự do và chủ quyền thực sự. Nhưng đồng thời, với tư cách là một nước chủ nhà có trách nhiệm, Việt Nam cũng cẩn thận lựa chọn các loại vũ khí mà mình cần đến. Tôi xin nhắc lại hợp tác kỹ thuật quân sự Nga - Việt diễn ra trong ba lĩnh vực chính: kỹ thuật hàng không, thiết bị phòng không (mà Hà Nội hiện đang tích cực quan tâm và sẽ mua những hệ thống hiện đại nhất) và hải quân — trên mặt nước và ngầm dưới nước. Chúng tađã xây dựng một trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Việt Nam. Đây đều là những hệ thống được đầu tư lớn, và các hợp đồng mua sắm được Việt Nam ký kết vì nước này có kinh phí và khả năng nâng cấp trang bị vũ khí của mình. Ngoài Nga, Việt Nam đang tích cực hợp tác kỹ thuật -quân sự với Ấn Độ. Về vũ khí nhỏ - với Israel, thậm chí, như bạn đã biết, súng trường tự động Galil, một bản sao AK của Israel, đã được tổ chức sản xuất tại Việt Nam. Vì vậy Việt Nam không ưu đãi cho ai cả. Những tuyên bố và gợi ý việc Việt Nam chắc chắn sẽ quay lưng lại với Nga trong vấn đề này (và ngay lập tức tiến tới Hoa Kỳ, như tác giả của bài báo trên NI mong muốn), là không có căn cứ.

Nhân tiện, về nước Mỹ. Chuyên gia Nga nhớ lại, trong nhiều tài liệu phân tích của Mỹ, Việt Nam được coi là đồng minh ưu tiên trực tiếp trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, đơn giản là Washington cần phải “nắm lấy” Hà Nội. Hơn nữa, bằng mọi cách có thể để khơi dậy ký ức về những xung đột Việt-Trung trong thế kỷ 20, khơi dậy vết thương cũ và sử dụng vai trò “chống Trung Quốc. Mỹ đang cố gắng làm điều tương tự với Ấn Độ.

"Tình bạn kiểu Mỹ"

“Tuy nhiên, nhiều quốc gia ở châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á nhận thức rõ “tình bạn kiểu Mỹ” là gì, - Alexei Leonkov lưu ý, - Mọi người vẫn nhớ đến lời của cựu trào trong chính trường Mỹ, Henry Kissinger, rằng làm kẻ thù với Mỹ đã nguy hiểm, nhưng còn nguy hiểm hơn khi... làm bạn với Mỹ. Do đó, tôi không nghĩ Việt Nam sẽ lao vào vòng tay thân thiện của Hoa Kỳ, như thực tế một số quốc gia NATO khác. Hà Nội nhận thức rõ điều này có thể kết thúc như thế nào. Bất kỳ sự hợp tác quân sự-kỹ thuật nào với phương Tây đều biến thành một cái ách quanh cổ, mà người ta sẽ dắt bạn đi vòng quanh. Các quốc gia như vậy sớm muộn gì cũng đánh mất chủ quyền của mình”.

Những ví dụ rõ ràng như vậy ngày nay không phải chỉ ở châu Á, mà ngay giữa lòng châu Âu.

Mối đe dọa cho chủ quyền?

Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Mai Anh từ Boston đang cố gắng chứng minh rằng chính sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga đã hạn chế chủ quyền và đe dọa an ninh Việt Nam, thúc đẩy việc nếu không tuân theo chính sách của Moskva thì ít nhất cũng không phản đối. Câu hỏi lạ lùng được đặt ra: “Tôi thấy thế này, tôi nghĩ thế kia”, là trái với thực tế.

“Cách giải thích này là sai lầm. Tôi xin nhắc lại, Việt Nam tiến hành hợp tác kỹ thuật quân sự với nhiều nước, lựa chọn cho mình những phương án vũ khí dễ chấp nhận nhất, - chuyên gia Nga nhấn mạnh. - Nếu nhìn nhận một cách khách quan về cơ cấu cung cấp vũ khí cho Việt Nam thì Nga tuy nằm trong số các đối tác chính nhưng không phải là nước dẫn đầu tuyệt đối. Với một số vũ khí và gần như toàn bộ đạn dược, Việt Nam tự đảm bảo việc cung cấp”.

Aleksei Leonkov cũng bày tỏ, thoạt nhìn, là ý tưởng bất ngờ rằng có một mối đe dọa đối với chủ quyền của Mỹ, hay đúng hơn là quyền bá chủ của Mỹ, "lợi ích quốc gia".
Multimedia
Vienam Defence Expo 2022: Viettel gây bất ngờ với dàn UAV công nghệ ‘khủng’

“Mỹ đang đánh mất vị thế của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và bất kỳ cuộc đàm phán thành công nào, bất kỳ sự hợp tác thành công nào giữa Nga và các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á, đều bị người Mỹ coi là một thách thức. Và việc tống tiền, đe dọa được sử dụng: như người ta nói, Nga sẽ biến bạn thành nô lệ. Trên thực tế, không một hợp đồng nào trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga với các nước trong khu vực đi kèm với bất kỳ yêu cầu chính trị nào. Moskva cũng không yêu cầu bất kỳ sự hỗ trợ nào cho chính sách đối ngoại hoặc các hoạt động quân sự của mình. Đúng, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng trong các nghị quyết chống Nga tại Liên Hợp Quốc, nhưng đó hoàn toàn là quyết định của chính mình, lập trường của mình trong mọi việc liên quan đến lên án Nga”, - Alexei Leonkov lưu ý.

Thảo luận