Biển Đông

Bộ Quốc phòng Philippines ra lệnh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

MOSKVA (Sputnik) - Bộ Quốc phòng Philippines ban hành lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa (tên Trung Quốc - Nansha) sau khi biết CHND Trung Hoa đang xây dựng các bãi đất nhân tạo tại bốn điểm nữa trong khu vực quần đảo, New Straits Times đưa tin.
Sputnik
Bộ Quốc phòng Philippines hôm thứ Năm ra lệnh cho quân đội tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông gần Philippines.Trước đó, Bộ đang theo dõi cái mà họ gọi là "hoạt động của Trung Quốc" gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa. Bộ Quốc phòng không cung cấp chi tiết.

"Bất kỳ hành vi xâm phạm lãnh thổ nào ở Biển Đông tiếp giáp với Philippines, hoặc bồi lấp ở đó, đều là mối đe dọa đối với đảo Pag Asa, một phần của Philippines. Hoạt động như vậy gây nguy hiểm cho môi trường và sự ổn định của khu vực", - Bộ Quốc phòng cho biết trong một tuyên bố.

Đầu tuần này, tin tức cho hay Trung Quốc xây dựng trong thập kỷ qua trên bốn vùng khác ở quần đảo Nam Sa - Eldad Reef, Whitsun Reef, Sandy Cay Sandbar và Lankiam Cay. Manila tranh chấp quyền sở hữu Sandy Cay và Lankiam Cay, và Whitsun Reef nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ thông tin này. Chính quyền Trung Quốc cũng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng gieo rắc bất hòa giữa Bắc Kinh và Manila.
Tháng 11 năm ngoái, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., tái khẳng định Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ Philippines theo hiệp ước năm 1951 trong trường hợp quân đội, máy bay và tàu thuyền Philippines bị tấn công ở Biển Đông.
Philippines khai thác dầu khí ở Biển Đông mà không có Trung Quốc sẽ làm trầm trọng thêm tình hình

Tranh chấp Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Thảo luận