"Hàn Quốc, không bị hạn chế về kinh tế, ngoại giao, hệ thống và các hạn chế khác, bao gồm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nếu chỉ tính đến khía cạnh công nghệ, có thể độc lập chế tạo tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên tới 1.500 km trong sáu tháng. Nếu chuyên gia công nghệ cao làm việc liên tục 3 ca 8 giờ trong ngày, có thể sản xuất 25 kg uranium và 6 kg plutonium trong hai đến ba tháng. Với các công nghệ trí tuệ nhân tạo mà Bắc Triều Tiên không có, thì có thể hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm kiểm tra trong sáu tháng và đưa tên lửa vào hoạt động", - giáo sư giải thích.
Ông giải thích bằng cách này có thể tạo ra đầu đạn hạt nhân 20.000 tấn, mà tính theo lượng plutonium thì sẽ gấp đôi quả bom ném xuống Hiroshima năm 1945.
Vì vậy, trong sáu tháng, có thể đưa vào trang bị tên lửa tầm trung và nếu giảm một tấn trọng lượng đầu đạn, dành thêm sáu tháng cho việc đó, thì với sự trợ giúp của công nghệ Hàn Quốc, có thể độc lập tạo ra một tên lửa hạng nhẹ,hoàn thiện", Seo Gyun Yol nói, và giải thích trong khi việc giảm trọng lượng của đầu đạn hạt nhân là "công việc tế nhị", các công ty Hàn Quốc như Samsung Electronics hay LG Electronics đã có công nghệ cao cấp cần thiết, vì vậy sáu tháng sẽ là quá đủ để Hàn Quốc tạo ra đầu đạn hạng nhẹ.
Kế hoạch của Seoul
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sok Yul ngày 11/1 cho biết nước ông có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của nước khác hoặc tự chế tạo vũ khí hạt nhân của mình một cách khá "nhanh chóng" nếu tình hình với Bắc Triều Tiên ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, ông lưu ý tại thời điểm này, điều quan trọng là phải lựa chọn các phương án khả thi trên thực tế và giải thích Seoul hiện đang thảo luận với Washington về việc trao đổi thông tin, lập kế hoạch chung và thực hiện các kế hoạch liên quan đến tài sản hạt nhân của Mỹ.