Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong một cuộc phỏng vấn với Russia 24 và Rossiya Segodnya (Sputnik), cho biết phương Tây hiện đang "để mắt" đến Moldova trong vai trò của "Ukraina tiếp theo", Tổng thống Maia Sandu của nước này đã sẵn sàng cho hầu hết mọi thứ.
"Khả năng Moldova trở thành điểm nóng tiếp theo đã tồn tại từ lâu – bởi vì vẫn tồn tại bấy lâu nay cuộc xung đột Transnistria đang tạm trong tình trạng đóng băng. Nếu Moldova, dưới con mắt của các quan chức, càng trở thành một quốc gia thân phương Tây và hội nhập nhiều hơn với Romania, thì càng nhiều khả năng người ta sẽ giải quyết cuộc xung đột này bằng vũ lực," - chuyên gia nói với Sputnik.
Theo nhà chính trị học, điều này sẽ biến Moldova thành một "Ukraina thứ hai", sẽ cần sự can thiệp của quốc tế, bao gồm cả Nga. Ông Bezpalko lưu ý rằng Matxcơva có khả năng hỗ trợ Transnistria, bao gồm các phương pháp tài chính cũng như ngoại giao để giải quyết xung đột.
Tình hình ở Transnistria
Transnistria, nơi có 60% cư dân là người Nga và Ukraina, đã tìm cách ly khai khỏi Moldova ngay cả trước khi Liên Xô sụp đổ, vì lo sợ rằng Moldova sẽ gia nhập Romania trước làn sóng chủ nghĩa dân tộc. Năm 1992, sau nỗ lực thất bại của chính quyền Moldova nhằm giải quyết vấn đề bằng vũ lực, Transnistria gần như trở thành một lãnh thổ không thuộc quyền kiểm soát của Chisinau nữa.
Hòa bình trong khu vực xung đột Transnistria được gìn giữ bởi lực lượng gìn giữ hòa bình chung, bao gồm 402 quân nhân Nga, 492 quân nhân Transnistria và 355 quân nhân Moldova, cũng như mười quan sát viên quân sự từ Ukraina. Lực lượng gìn giữ hòa bình phục vụ tại 15 chốt và trạm kiểm soát cố định, nằm ở các khu vực trọng yếu của vùng an ninh.