Nhóm tấn công do tàu sân bay Nimitz dẫn đầu và Nhóm viễn chinh thủy quân lục chiến số 13 tham gia cuộc diễn tập.
Tuy nhiên, bộ chỉ huy Mỹ không nói rõ thời điểm cuộc tập trận bắt đầu.
AP nhắc lại rằng mặc dù các cuộc tập trận đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng chúng bắt đầu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc do các khinh khí cầu bay trên lãnh thổ Hoa Kỳ gây ra và sự hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa Washington và Philippines.
Trong khi đó, nhà chức trách Philippines hôm thứ Hai cáo buộc thủy thủ đoàn của một tàu Trung Quốc đã làm chói mắt các thủy thủ của tàu Cảnh sát biển Philippines Malapascua bằng tia laser. Vụ việc xảy ra vào ngày 6/2 ở vùng đang tranh chấp ở Biển Đông, khi con tàu Malapascua đang hộ tống một tàu tiếp tế chở thủy thủ và hàng tiếp tế cho một tàu khác của Philippines ngoài khơi vùng nước nông tại vùng này. Kết quả là tàu Malapascua phải rời khỏi khu vực, và như AP lưu ý, không rõ nhiệm vụ này của quân đội Philippines kết thúc như thế nào.
Trung Quốc và các thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam – đang có tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Đồng thời, Mỹ có mối quan hệ đồng minh với một số cường quốc khu vực và ủng hộ lập trường của các nước này trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Lập trường của Việt Nam
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.