Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Philippines lên án Trung Quốc chiếu tia laser vào tàu Cảnh sát biển trong vùng tranh chấp

© AP Photo / Armed Forces of the PhilippinesTàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông.
Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2023
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã lên án Trung Quốc vì đã chiếu tia laser quân sự vào một tàu tuần tra của Philippines, được cho là đã làm thủy thủ đoàn bị mù tạm thời, trang web Inquirer đưa tin hôm thứ Hai.
Theo tờ báo, vị trí ngày 6/02 của chiếc tàu này là tại bãi cạn Ayungin ở Biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị một số quốc gia tranh chấp, trong đó có Trung Quốc.

"Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines lên án bất kỳ hành động nào gây tổn hại và đe dọa đến sự an toàn của bất kỳ ai, bất kể thuộc nước nào", - Inquirer dẫn lời phát ngôn viên lực lượng biên phòng biển nước này cho biết.

Theo tờ báo, tàu Trung Quốc cách tàu Philippines 7,4 km, như thể đang cố gắng ngăn cản hoặc buộc tàu này đổi hướng. Qua đài phát thanh, phía Trung Quốc thông báo cho chiếc tàu đang nằm trong "quyền tài phán của CHND Trung Hoa", mặc dù Philippines coi khu vực đó là "vùng đặc quyền kinh tế" được bảo vệ bởi lực lượng hải quân nước này.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos con - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2023
Philippines phản đối Trung Quốc về hành động của Cảnh sát biển
Quân đội Philippines lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc chiếu tia laze vào tàu Philippines, cũng như máy bay trinh sát của quân đội Australia. Về phần mình, Trung Quốc phủ nhận thông tin chiếu tia laser vào máy bay này.

Vấn đề lãnh thổ của một số đảo ở Biển Đông

Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đã tranh cãi với một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quyền sở hữu lãnh thổ của một số hòn đảo ở Biển Đông, ở nơi mà trữ lượng hydrocacbon đáng kể đã được phát hiện. Đó là quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trường Sa, một trong số đó là đảo Pag-asa (Titu), và Hoàng Nham (Scarborough Reef). Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines có liên quan đến các mức độ khác nhau trong tranh chấp này.

Lập trường của Việt Nam

Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала