Đi theo vết xe đổ của Bắc Triều Tiên
"Dưới thời Tổng thống Trump, việc Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân và tên lửa tiên tiến đã ngăn người Mỹ leo thang tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Còn hiện nay, Nhật Bản sau nhiều năm phát triển hòa bình và phân bổ ngân sách hạn chế cho quốc phòng, về cơ bản đã từ bỏ Hiến pháp Hòa bình. Tokyo công khai tuyên bố rằng, họ sẽ tăng cường tiềm lực quân sự, tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm năm. Họ cũng đang đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự với Hoa Kỳ, mua sắm ngày càng nhiều hệ thống tên lửa hiện đại hơn".
Giới kinh doanh đặt cược vào cuộc xung đột quân sự?
"Giới doanh nghiệp đầu tư vào ngành quốc phòng, hiện nay lĩnh vực này được coi là một động lực phát triển - chất xúc tác cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, - chuyên gia Anatoly Koshkin lưu ý. - Ngành này của Nhật Bản đang đứng thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc thành lập tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là một lối thoát cho nền kinh tế để vượt khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, tạo ra các loại vũ khí hiện đại của riêng mình là những bước nhằm duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế".
Theo kế hoạch của Washington?
"Chỉ đơn giản bởi vì Washington không còn lựa chọn nào khác, họ muốn để Nhật Bản là một nước đồng minh hùng mạnh về quân sự. Mục tiêu của họ là sớm lôi kéo Tokyo vào việc thực hiện các kế hoạch của Mỹ trong khu vực. Do đó, chúng ta có thể quan sát thấy Hoa Kỳ và Nhật Bản, cũng như các nước NATO, đang tăng cường hợp tác, củng cố năng lực quốc phòng theo các học thuyết và kế hoạch quân sự của họ Bao gồm cả các cuộc tập trận chung với Anh, Pháp và các thành viên khác của liên minh quân sự phương Tây", - ông Koshkin khẳng định.
"Việc Mỹ tạo ra QUAD và AUKUS trong khu vực và đang cố gắng lôi kéo Ấn Độ tham gia vào các cơ chế này cũng nhằm mục đích tương tự. Sự tham gia của New Delhi vào các kế hoạch của Hoa Kỳ được nhấn mạnh thậm chí bằng cái tên: Liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Điều này làm dấy lên những lo ngại trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn kéo dài. Do đó, việc lôi kéo Nhật Bản và Ấn Độ vào các liên minh mới được thành lập theo sáng kiến của Hoa Kỳ là rất đáng báo động", - ông nói.
"Người dân Okinawa hiểu rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, với Triều Tiên hay với nước Nga, họ sẽ trở thành mục tiêu tấn công đầu tiên. Những khẩu hiệu như vậy ngày càng có thể được nghe thấy tại các cuộc biểu tình phản đối vẫn tiếp tục ở Okinawa. Mặc dù mọi người hiểu rõ ràng là các vụ tấn công sẽ không nhằm vào cư dân trên đảo, mà nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ bố trí trên đó", - ông Anatoly Koshkin giải thích.
"Trong chuyến thăm Okinawa, tôi đã nói chuyện với những người dân địa phương. Họ công khai nói rằng, bất chấp Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, đối với họ cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Bởi vì lính Mỹ vẫn đồn trú trên đảo, và đây là mối nguy cơ thường xuyên đe dọa cuộc sống của người dân địa phương. Okinawa đã trở thành một trong những căn cứ hải ngoại quan trọng nhất của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân. Nhà Trắng không xác nhận cũng không phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân trên đất Nhật Bản. Nhưng, tôi chắc chắn rằng, trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có những vũ khí như vậy. Bởi vì "bản chất chiến lược" của các căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa không cho phép xảy ra tình huống khi đầu đạn, tên lửa và bom hạt nhân phải được vận chuyển từ lãnh thổ Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật Bản nhận thức được điều này, nhưng không thể nói công khai về vấn đề đó".
Hòn đảo trở thành con tin được bao quanh bởi các căn cứ quân sự
"Hoặc bồi đắp những đảo nhân tạo, đồng thời hủy diệt những rạn san hô đẹp nhất, những nơi có hệ động thực vật độc đáo. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn đi theo con đường của Washington, và do đó không thể can thiệp vào các kế hoạch của Mỹ. Trong khi đó, ở Okinawa có một khu vườn thực vật tuyệt vời chứa các loài thực vật kỳ lạ mọc trên đảo và ở các vùng biển phía nam. Khi tôi đến thăm khu vườn này cùng với một người hướng dẫn, một chiếc máy bay ném bom khổng lồ màu đen của Hoa Kỳ đột nhiên bay sát đầu chúng tôi trước khi hạ cánh"