"Các thành viên của NATO và EU đã gửi cho một trong những bên tham chiến là Ukraina các thiết bị quân sự sát thương trị giá gần 60 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là những quốc gia riêng lẻ là thành viên của EU và NATO thực tế đều là thành viên của cuộc chiến này, mặc dù hiện thời họ chưa tham chiến", - ông nói.
Hồi trung tuần tháng 2 Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng nhận định rằng EU đã gián tiếp tham gia xung đột. Theo lời ông, các nước châu Âu "như những kẻ mộng du đi trên mái nhà" liên tục lấy thăng bằng bên bờ vực chiến tranh với Nga, nhưng đối với Hungary, lối thoát đúng đắn là đứng ngoài cuộc xung đột.
Ngay từ khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt tại Ukraina, Budapest liên tục phản đối các biện pháp trừng phạt chống lại nguồn năng lượng từ Nga và hỗ trợ quân sự cho Ukraina. Ngay từ một năm trước, Quốc hội Hungary đã có luật cấm cung cấp vũ khí cho Kiev. Như Ngoại trưởng Peter Szijjarto giải thích, quyết định này được thông qua nhằm bảo vệ vùng lãnh thổ Ngoại Karpat, nơi có người dân tộc Hungary sinh sống.
Mục tiêu của Nga
Như Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, Nga không cố gắng mở rộng mà tìm cách chấm dứt cuộc xung đột Ukraina. Nhưng các nước phương Tây liên tục nói về sự cần thiết phải tiếp tục hoạt động chiến sự, tăng cường bơm vũ khí và huấn luyện chiến binh cho LLVT Ukraina trên lãnh thổ của các nước này. Matxcơva nhiều lần khẳng định rằng hỗ trợ quân sự của phương Tây không mang lại điều gì tốt lành cho Ukraina mà chỉ kéo dài cuộc xung đột, đồng thời các chuyến vận chuyển vũ khí trở thành mục tiêu hợp pháp để quân đội Nga tấn công.