Bản báo cáo cho biết trong những năm gần đây, "hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đã gây ra sự phản ứng từ phương Tây và dẫn đến căng thẳng gia tăng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trung tâm của cuộc tranh giành quyền lực giữa Bắc Kinh và Washington.
Các tranh chấp biên giới trong khu vực, chẳng hạn như ở khu vực Biển Đông, cũng leo thang trong bối cảnh gia tăng áp lực từ các bên liên quan: Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam. Theo giới phân tích, vấn đề Đài Loan có thể trở thành ngòi nổ cho một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực.
"Các thông tin mới đây về việc tăng ngân sách quốc phòng, tăng mua vũ khí và một loạt hoạt động quân sự ác liệt dọc theo các tuyến đường biển chính trong khu vực đã làm tăng thêm sự lo ngại tại khu vực Đông Nam Á. Bộ máy quan liêu phức tạp, thiếu sự phối hợp và quá ít kinh nghiệm trong các hoạt động chung đang gây cản trở cho 10 quốc gia khối ASEAN", - tờ Jakarta Post của Indonesia trích dẫn báo cáo.
Mặc dù các nhà phân tích ISEAS tin rằng khả năng xảy ra chiến tranh thật sự tại khu vực ASEAN vẫn còn thấp, nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo lãnh đạo các nước trong khối không được tính toán sai lầm và đánh giá thấp các mối đe dọa hiện có.
Xung đột tại Đài Loan
Nhà phân tích các vấn đề an ninh, ông Johannes Sulaiman nhấn mạnh "nỗ lực của Trung Quốc để kiểm soát Đài Loan sẽ là nguyên nhân khả dĩ nhất dẫn đến một cuộc xung đột". Trong các sự cố xảy ra tại Biển Đông chủ yếu có sự tham gia của tàu cảnh sát biển, gần như không có sự tham gia của lực lượng quân sự. Theo Jakarta Post, giới tình báo Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc có thể nỗ lực giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ lực trước năm 2027.