Tác giả chú ý đến bài phát biểu của Asuka Tokuyama, nữ nhà báo làm việc ở Nga trong Hiệp hội Thương mại Nhật Bản với Nga và SNG, người từng đánh giá rằng "Người Nga rất xuất sắc trong việc tìm ra cách thoát khỏi những tình huống khó khăn khác nhau".
"Đúng là như vậy!", - tôi cũng nghĩ thế.
Thực sự tôi đã có ấn tượng như vậy về người Nga trước đây. Không còn ý kiến nào khác ngoài việc nhất trí với kết luận của cô ấy, - giáo sư thừa nhận.
Ông nói biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến người Nga khó tiếp cận các dịch vụ mà họ từng sử dụng.
"Nhưng người Nga vẫn là "thiên tài trong việc tìm ra những con đường vòng" và tích cực tìm kiếm giải pháp của riêng họ trong hoàn cảnh khó khăn. Nhìn chung có thể khẳng định rằng cho đến nay các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn chưa làm mức sống ở Nga giảm sút đáng kể", - giáo sư Hattori nói.
Ngoài ra, chính quyền Nga rất chú ý giữ cho cuộc sống của người dân không bị ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp trừng phạt, và không nên bỏ qua thực tế này, ông lưu ý.
Theo giáo sư, ở Nhật Bản cho rằng do lệnh trừng phạt nên hàng hóa ở Nga khan hiếm và có giá đắt đỏ, nhưng hoàn toàn không phải như vậy.
"Giả sử đặt mức giá tiêu dùng tháng 12/2021 là 100, thì con số tương ứng vào tháng 2/2023 là 113,4. Trong đó giá thực phẩm là 112,6, phi thực phẩm - 112,8 và dịch vụ - 115,2. Đây là mức tăng khá thấp", - ông Hattori tính toán.
Ông nhắc lại rằng gần đây ở Nhật Bản nhiều người phàn nàn rằng trứng gia cầm ở nước này đang đắt lên, vì vậy người Nhật “thực sự bị sốc” khi giá trứng ở Nga trong bối cảnh xung đột Ukraina lại rẻ đi.
Đồng thời, so với tháng 12/2021, chỉ số giá đồ dùng gia đình tháng 2/2023 tăng mạnh - lên tới 130, nhưng đến tháng 2 năm nay, chỉ số giá các mặt hàng phi thực phẩm quay trở lại mức 110-112. Đồng thời, sự ổn định bất thường của giá nhiên liệu cũng đáng được lưu tâm, giáo sư nói thêm.