Tiếp tục đề xuất Quốc hội sửa luật Phá sản

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 20/3, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn tại phiên họp 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sputnik
Trả lời chất của đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An), Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, về tình trạng tỷ lệ giải quyết tuyên bố phá sản của doanh nghiệp chưa cao, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thừa nhận việc này đang có vấn đề do các quy định hiện hành còn ngặt nghèo, phức tạp.
Theo ông Bình, quy định trong luật hiện hành của Việt Nam về phá sản của doanh nghiệp khác nhiều nước trên thế giới. Ở nhiều nước, pháp luật coi phá sản là quá trình phục hồi của doanh nghiệp, coi việc kết thúc của doanh nghiệp bê bết, thua lỗ như một sự tái cơ cấu kinh tế. Ngược lại, ở Việt Nam coi phá sản là việc rất nghiêm trọng.
Phó Chánh án Tối cao: Chúng tôi không vẽ ra quy định để gây khó khăn cho báo chí
"Ta quy định ngặt nghèo về trình tự phá sản, từ các quy định về quản tài viên, điều kiện mở thủ tục phá sản rồi yêu cầu đóng kinh phí. Người ta hết tiền, phá sản rồi lại bắt đóng kinh phí để làm thủ tục tuyên bố phá sản. Có những quy định tương đối bất cập nên trên thực tế tỷ lệ giải quyết các vụ việc phá sản còn hạn chế", ông Bình nêu
Ông Bình cho hay, hơn 6.000 thẩm phán hiện nay rất giỏi trong án hình sự và kinh tế, dân sự, nhưng kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp trong giải quyết án phá sản còn thiếu. Để khắc phục, ngành sẽ tiếp tục đề xuất Quốc hội sửa luật Phá sản; nâng cao trình độ thẩm phán về các vụ án phá sản.
Để khắc phục tình trạng này, ngành tòa án sẽ đề nghị Quốc hội cho phép hình thành tòa án phá sản chuyên biệt chuyên xét xử vụ án về phá sản ở các trung tâm kinh tế lớn. Ông Bình kỳ vọng chất lượng xét xử án phá sản sẽ được nâng cao sau khi có các tòa chuyên biệt.
"Với tòa án chuyên biệt thì tính chuyên môn của xét xử các vụ việc phá sản sẽ tốt hơn, chất lượng sẽ khác hơn", ông Bình khẳng định.
Việt Nam: Dân kiện nhưng Chủ tịch tỉnh/thành phố không ra toà
Thảo luận