"Tôi phải nói rằng, tất nhiên, Nga có thứ để đáp trả. Chúng tôi có hàng trăm nghìn quả đạn pháo như vậy. Chúng tôi vẫn chưa sử dụng chúng", - ông Putin nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Vladimir Putin nói về sự nguy hiểm của vũ khí với uranium nghèo:
"Tất nhiên, chúng không thuộc loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều này là đúng. Nhưng lõi đạn với uranium nghèo, được sử dụng các vật liệu khác nhau, nhưng nó vẫn được dùng cho mục đích xuyên giáp. bằng cách nào đó tạo ra cái gọi là bụi phóng xạ và theo nghĩa này, tất nhiên, nó thuộc về loại vũ khí có tính chất nguy hiểm nhất".
Uranium nghèo được sử dụng ở đâu?
Uranium nghèo được dùng trong các loại đạn xuyên giáp do mật độ cao và sức sát thương đáng kể vượt ra ngoài giới hạn sau khi xuyên giáp. Lần đầu tiên sử dụng uranium nghèo là trong lực lượng xe tăng của Đức Quốc xã do thiếu vonfram dày đặc hơn.
Trong những năm 1970, để chống lại xe tăng mới của Liên Xô, ở Hoa Kỳ tập trung phát triển các loại đạn như vậy. Cho đến nay, đạn chứa uranium nghèo có mặt trong thành phần đạn dược của xe tăng Mỹ Abrams, cũng có thể dùng cho Leopard 2 của Đức và Challenger 2 của Anh. Cụ thể, với các loại đạn của súng cỡ nòng nhỏ hơn, uranium nghèo được sử dụng trong đạn của pháo Mỹ A-10 và xe chiến đấu bộ binh Bradley.
Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng đạn uranium nghèo trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc", trong vụ ném bom Nam Tư và trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Như lưu ý của chuyên gia Souad Naji Al-Azzawi từ Đại học Mỏ Colorado ở Hoa Kỳ, việc quân Mỹ sử dụng phốt-pho trắng và uranium nghèo ở Iraq đã khiến số ca bệnh ung thư ở những nơi này tăng vọt gấp 6 lần.