"Nếu đem đạn uranium nghèo sử dụng ở Ukraina, điều đó có nghĩa là mọi người trong khu vực, cả binh lính cũng như dân thường, đều sẽ trở thành nạn nhân", - ông nói với Sputnik.
Hậu quả tác động đến tất cả
Theo lời ông Von Sponeck, vấn đề tính hợp pháp của việc sử dụng vũ khí uranium nghèo vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ, nhưng hậu quả của động thái như vậy thì ai cũng rõ và ảnh hưởng đến tất cả.
Chuyên gia lưu ý rằng uranium nghèo «không phân biệt sự khác nhau về tính dân tộc», ông dẫn ví dụ về các binh sĩ Anh và Mỹ cùng với gia đình họ đã phải chịu đựng thiệt hại từ việc Mỹ sử dụng loại vũ khí như vậy ở miền nam Iraq vào năm 1991.
Ngoài ra, theo quan điểm của ông Von Sponeck, các cư dân bình thường cũng sẽ thành nạn nhân của việc sử dụng uranium nghèo ở Ukraina. Là người từng nhiều lần đến thăm bệnh viện ở Iraq vào năm 1999, chuyên gia lưu ý rằng ông đã tận mắt nhìn thấy những đứa trẻ bị khuyết tật nghiêm trọng, mặc dù các em bé này sinh ra vài năm sau khi Hoa Kỳ sử dụng uranium nghèo trong khu vực. Mà trước năm 1991, trên địa bàn hoàn toàn không có cảnh này, như chuyên gia tin chắc.
Ông Von Sponeck nói thêm rằng có những bằng chứng cho thấy vào đầu những năm 2000 sứ mệnh của Tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu tác động của uranium nghèo đối với cư dân địa phương ở nam Iraq «đã bị Chính phủ của một nước thành viên Liên Hợp Quốc cản trở». Chuyên gia cho rằng như vậy là trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc, quy định tôn trọng tính độc lập của tổ chức thế giới khi thực thi các nghĩa vụ nhân đạo.
Trước đó, Vương quốc Anh công bố kế hoạch chuyển tới Ukraina lô đạn pháo có lõi uranium nghèo cùng với xe tăng Challenger. Phát biểu về dự định này của London, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định rằng phương Tây đã quyết định chiến đấu chống LB Nga cho đến người Ukraina cuối cùng, không phải trên lời nói mà bằng hành động. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng nếu điều đó xảy ra, thì sẽ có kết thúc tồi tệ đối với London. Bà Maria Zakharova đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga đã định tính việc sử dụng đạn uranium nghèo chống dân thường chính là biểu hiện của tội ác diệt chủng.
Thành phần uranium tự nhiên gồm chủ yếu là các đồng vị uranium-238 (khoảng 99,3%) và uranium-235 (khoảng 0,7%). Uranium nghèo là lượng uranium còn lại sau khi tách uranium-235 ra khỏi do kết quả làm giàu. Tuy nhiên, trong uranium nghèo vẫn còn 0,2-0,3% uranium-235. Uranium có mật độ đậm đặc gần bằng vonfram. Điều đó cho phép các quả đạn uranium nghèo cỡ nhỏ có khối lượng ngang bằng với hầu hết các quả đạn từ kim loại khác, đồng thời hạ thấp lực cản khí động học. Uranium nghèo được nhồi trong lõi của cái gọi là đạn xuyên giáp cỡ nòng phụ, có động năng cao. Bởi uranium là chất tự cháy (các hạt nhỏ của nó tự bốc cháy trong không khí), nên các quả đạn với lõi uranium nghèo có sức công phá hủy hoại lớp áo giáp lớn hơn đáng kể so với đạn với lõi làm trên cơ sở vonfram. Mức phóng xạ của uranium nghèo thấp hơn so với quặng uranium tự nhiên. Nhưng, cũng giống như các kim loại nặng khác, uranium là chất độc. Theo quan điểm của hàng loạt chuyên gia, tổn thương gen gây phát bệnh ung thư có thể gắn với cơ chế tăng cường lẫn nhau về độc tính hóa học của các hạt uranium lọt vào cơ thể, và mặc dù tương đối yếu, nhưng uranium nghèo vẫn mang hoạt tính phóng xạ.