Nhật Bản lập cơ chế mới để viện trợ quân sự cho các nước đối tác đang phát triển

MOSKVA (Sputnik) - Nhật Bản đang thiết lập cơ chế mới để viện trợ quân sự cho các nước đối tác đang phát triển, báo Yomiuri đưa tin.
Sputnik
Khái niệm về cơ chế mới sẽ được công bố trong tương lai gần. Cấu trúc này được gọi là OSA (Official Security Assistance) - Viện trợ An ninh Chính thức, đối trọng với cơ chế ODA hiện nay (Official Development Assistance - Viện trợ Phát triển Chính thức).
Ở giai đoạn đầu nguồn viện trợ theo cơ chế mới sẽ được cung cấp cho 4 quốc gia, trong đó có Philippines.
OSA sẽ cung cấp những khoản viện trợ mà ODA không thể cung cấp được. Đồng thời nó sẽ được tổ chức theo ba nguyên tắc liên quan đến vũ khí, theo đó Nhật Bản không cung cấp vũ khí phi sát thương cho các nước, nếu việc đó vi phạm cam kết quốc tế hoặc hiệp ước quốc tế mà Nhật Bản ký với các quốc gia khác, nếu việc đó vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, và nếu đất nước đó đang ở trong tình trạng xung đột. Cụ thể, đối tượng để viện trợ là công trình xây dựng cơ sở hạ tầng có thể dùng cho mục đích quân sự, chẳng hạn như cảng biển hoặc sân bay.
Tổng vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam lên đến 30 tỷ USD
Như vậy, nếu ODA chỉ cung cấp viện trợ phi quân sự, thì OSA sẽ cung cấp viện trợ cho mục đích quốc phòng. Tất cả các nước đang phát triển đều có thể trông đợi vào nguồn viện trợ theo kênh ODA, còn những nước đang phát triển có chung giá trị và là nước đối tác với Nhật Bản thì còn có thể trông đợi vào nguồn viện trợ theo kênh OSA. ODA góp phần phát triển kinh tế và xã hội của các nước, còn OSA - để tăng cường khả năng phòng thủ của họ. ODA cung cấp vốn để xây dựng cầu đường và các cơ sở hạ tầng dân sự khác, cũng như giúp phòng chống dịch bệnh, còn OSA giúp xây dựng các sân bay và hải cảng lưỡng dụng, cũng như cung cấp thiết bị quốc phòng.
Giai đoạn đầu tiên dự kiến cung cấp radar cho Philippines, phương tiện được cho là sẽ giúp nước này bảo vệ mình tốt hơn trước việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Biển Đông. Ngoài ra, viện trợ còn được cung cấp cho ba nước khác nữa là Malaysia, Bangladesh và Fiji.
Ngân sách Nhật Bản năm tài chính hiện tại đã dành ra 15 triệu USD để đảm bảo nguồn viện trợ theo kênh mới này.
Thảo luận