“Vì lợi ích của người dân đang bị mê hoặc bởi những giấc mơ về thắng lợi trong cuộc chiến chống lại Nga với sự đảm bảo không rõ ràng từ phía NATO và Washington, tốt hơn hết là Ba Lan nên tự giới hạn mình ở việc chỉ triển khai lá chắn chống tên lửa mà không cần đến vũ khí hạt nhân”, - Gorlitskaya viết.
Theo nữ nhà báo, mong muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của Ba Lan là do Nga quyết định đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật của mình ở Belarus. Tuy nhiên, nhà báo lưu ý, người Ba Lan không hiểu rằng "các nước vệ tinh cũ của Liên Xô" được kết nạp vào NATO trong thập niên 1990, không thể tham gia vào dự án Nuclear Sharing, do đó họ không thể triển khai vũ khí hạt nhân của phương Tây trên lãnh thổ của mình.
Ngoài ra, bình luận viên nói thêm rằng sự hiện diện của vũ khí hạt nhân ở Warsaw sẽ "hết sức rủi ro cho chính người Ba Lan", vì vậy họ nên "cảm ơn" các đối tác phương Tây vì đã từ chối bố trí đầu đạn hạt nhân ở Ba Lan.
Kết luận bài báo, Gorlitskaya viết rằng bằng việc ủng hộ chế độ Kiev và "khiêu khích Moskva", chính quyền Ba Lan có nguy cơ bị đưa vào danh sách các bên tham gia xung đột. Người Ba Lan, theo bình luận viên, nên ước rằng bản thân họ không phải chịu đựng hậu quả của cuộc xung đột này, cuộc xung đột mà ai tham gia vào đó "sẽ phải trả giá bằng máu của chính mình".
Moskva và Minsk thỏa thuận sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus mà không vi phạm các cam kết quốc tế. Tổng thống Liên bang Nga làm rõ rằng Moskva không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho Belarus, mà chỉ làm những gì mà Mỹ đã làm trong một thập kỷ nay. Theo ông, Tổng thống Belarus Lukashenko đã đặt ra câu hỏi tại sao người Mỹ lại đặt các cơ sở như vậy trên lãnh thổ các nước đồng minh của họ. Kết quả hai bên nhất trí rằng "trong trường hợp cần thiết họ sẽ làm điều tương tự mà không vi phạm cam kết quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân".
Trước đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Warsaw sẵn sàng đàm phán về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại nước này. Ông cho rằng Ba Lan có thể tham gia chương trình Nuclear Sharing. Theo chương trình này, các nước châu Âu thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương được bố trí và cất giữ vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ ở nước họ.