Nga có gì trao cho Việt Nam lúc này?

Sự kiện chính của tuần qua gắn với Việt Nam là chuyến thăm của phái đoàn Nga do Phó Thủ tướng Dmitry Chernyshenko dẫn đầu đến Hà Nội. Tại phiên họp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt và trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Nga đã tiến hành những cuộc đàm phán, ký kết các thỏa thuận và ấn định kế hoạch hợp tác sâu rộng giữa hai nước
Sputnik
Tất nhiên, báo chí phương Tây và cả phương Đông nữa đã im lìm bỏ qua sự kiện này. Tin tức thịnh hành nhất trên các phương tiện truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh là việc Việt Nam thanh kiểm tra ứng dụng TikTok phổ biến của Trung Quốc về "nội dung độc hại". Nhưng trên báo chí và các kênh thông tin của Nga, vấn đề hợp tác Nga-Việt là nội dung được thảo luận rất rộng rãi và chi tiết.
Vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung vào chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Việt Nam không ủng hộ trừng phạt chống Nga

Nhiều phương tiện truyền thông Nga trích dẫn tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Nga Chernyshenko, rằng Việt Nam không ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Nga, không ủng hộ cô lập Nga. Lập trường này được chứng tỏ và khẳng định bằng kế hoạch hợp tác rộng rãi giữa hai nước trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, tài chính, giao thông, số hóa, công bố tại phiên họp của Ủy ban liên chính phủ. Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn và nhỏ, thích hợp với yêu cầu của phía Việt Nam, - như Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga.
Nga giúp Việt Nam ‘hóa rồng hạt nhân’
Ông Dmitry Chernyshenko cho rằng "năng lượng hạt nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chủ quyền năng lượng của Việt Nam và sẽ cho phép Việt Nam tiến gần đến mục tiêu trung hoà về khí hậu". Trong trường hợp thông qua quyết định tích cực về nhà máy điện hạt nhân, Nga sẽ xây dựng một trường đại học Nga trên cơ sở Hà Nội để đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Hiện tại đang xúc tiến công tác chuẩn bị về một dự án chung lớn nhằm xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại tỉnh Đồng Nai, thỏa thuận tương ứng dự kiến ​​được ký kết vào tháng 6 này.

Dầu mỏ, nông sản, khoa học, văn hóa và thể thao kỹ thuật số phygital sport

Nga có tiềm năng đáng kể để tăng nguồn cung cấp các sản phẩm dầu, than, kim loại và các sản phẩm từ đó. Rõ ràng hiện hữu tiềm lực nổi bật về các mặt hàng nông sản. Đó không chỉ là lúa mì và thịt, mà còn là các loại ngũ cốc khác - ngô, đậu nành, như đã công bố tại phiên họp của Ủy ban liên chính phủ.
Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thể thao
Đã ký kết các văn kiện về mở rộng hợp tác khoa học giữa hai nước. Tại Hà Nội, dự kiến ​​thành lập Trung tâm phát triển và nghiên cứu chung Đông Nam Á trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ số. Trung tâm sẽ thực hiện các nhiệm vụ về phát triển các giải pháp trong lĩnh vực xử lý và sử dụng ảnh vệ tinh, an ninh và an ninh mạng, cũng như trong lĩnh vực vận tải và hậu cần. Các bên đã thống nhất là trong nửa cuối năm 2023 sẽ tổ chức tại Matxcơva các sự kiện Diễn đàn Hiệu trưởng các trường Đại học Việt Nam và Nga lần thứ II. Trong chuyến thăm của các đại biểu Nga đến Hà Nội cũng đã thảo luận vấn đề thành lập một tập đoàn các trường đại học kỹ thuật Nga-Việt. Ở giai đoạn đầu, trong thành phần của tập đoàn mới sẽ bao gồm Đại học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia "MEI", Đại học Hàng không Matxcơva và Đại học Quốc gia Hà Nội, theo thông báo trên trang web của Bộ Giáo dục và Khoa học.
Việt Nam sẽ cùng Nga chơi ‘Trò chơi Tương lai’?
Kommersant báo tin, trong năm tới Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam một phòng thí nghiệm di động mới trên cơ sở Kamaz, chắc chắn hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt.
Để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phía Nga đề xuất mở Văn phòng Du lịch Quốc gia tại Nga và Việt Nam trên cơ sở tương hỗ.
Năm 2023, tại Việt Nam sẽ tổ chức Những ngày nước Nga, trong khuôn khổ đó công chúng Việt Nam có dịp làm quen với đặc tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa Nga.
Thể thao kỹ thuật số phygital sport là cách tiếp cận mới tới các cuộc thi ở điểm giao thoa giữa thể thao, công nghệ, giáo dục và khoa học, loại hình được phát minh ở Nga và đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Trong giải đấu đầu tiên của "Thế vận hội Tương lai 2024" tổ chức tại Kazan, trong thành phần 256 đội tuyển đến từ các nước khác nhau sẽ gồm hơn 2.000 nhà thể thao tham gia.
Thảo luận