Ban lãnh đạo Tokyo đã xây dựng hình thức hỗ trợ này để quảng bá thúc đẩy các sản phẩm của tổ hợp công nghiệp quân sự Nhật Bản ra nước ngoài. Đây là việc cần làm, bởi việc cung cấp hỗ trợ quân sự thông qua kênh "Hỗ trợ Phát triển Chính thức" (Official Development Assistance - ODA) bị luật pháp Nhật Bản cản trở. Quả thật là chương trình mới cũng có thể phát sinh vấn đề. Luật pháp Nhật Bản cho phép gửi ra nước ngoài các thiết bị quân sự phi sát thương (mũ bảo hiểm, áo giáp, v.v.), các mặt hàng liên quan đến quân sự (bông băng, khăn ướt, quần áo) và chỉ đến những khu vực không tiến hành hoạt động chiến sự. Những người chỉ trích chương trình mới e rằng tất cả các hạn chế sẽ bị phớt lờ, và như vậy Nhật Bản sẽ vi phạm bản chất hòa bình ấn định trong Hiến pháp của đất nước. Còn những người mơ ước về sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản thì hy vọng (và nói công khai) rằng sau đây theo chương trình mới Nhật Bản sẽ cung cấp máy bay và các thiết bị quân sự khác ra nước ngoài.
Đối tượng thụ hưởng nhận hỗ trợ quân sự sẽ là một số nước châu Á, mà người Nhật gọi là "những người cùng chí hướng". Đó là Philippines, Malaysia, Bangladesh và Fiji. Sự giúp đỡ sẽ được cung cấp phần lớn dưới dạng trợ cấp, tức là miễn phí, không hoàn lại. Mục tiêu của chương trình mới, như Chính phủ Nhật Bản vạch ra, là "củng cố cấu trúc phòng thủ toàn diện" ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong năm tài chính này sẽ phân bổ cho chương trình mới khoản kinh phí là 15 triệu USD.
Làm thế nào để kiếm được khoản tài trợ
Quốc hội và Bộ Ngoại giao Nhật Bản giải thích việc lựa chọn bên nhận hỗ trợ thông theo tuyến OSA là do ở những nước này có "mối lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở vùng biển lân cận". Trên thực tế không hẳn là như vậy. Mới đây, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã chính thức tuyên bố rằng đất nước ông không coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với mình. Bangladesh tham gia khá thành công vào chương trình "Một vành đai, Một con đường" (Nhất đới Nhất lộ) của Trung Quốc vì thế hai nước này có thể sẽ chẳng thu được gì nếu không thay đổi thái độ trong quan hệ với Trung Quốc.
Thế còn Philippines, tại sao xứng đáng được tài trợ? Mà họ xứng đáng với điều đó. «Món quà» dành cho người Philippines đã chọn xong rồi. Họ sẽ được trao 4 radar cực khủng để giám sát hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chính người Nhật cũng đang sử dụng những radar mang hình trái bóng như vậy để theo dõi các chủ thể của Bắc Triều Tiên. Bằng cách đó, giữa quân đội Philippines và Nhật Bản sẽ thiết lập việc trao đổi thông tin tình báo.
Philippines giành quyền là nước đầu tiên được nhận khoản tài trợ. Hồi đầu năm nay, Manila và Tokyo đã ký thỏa thuận cho phép Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung ở khu vực quần đảo Philippines, cho phép quân nhân Nhật Bản ở lại Philippines và sử dụng các cơ sở hạ tầng địa phương.
Quan hệ của Manila với Tokyo hiện nay ngày càng gợi nhớ nhiều đến bang giao của Manila với Washington, rõ ràng khiến Bắc Kinh khó chịu. Và thật khó để nói rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ferdinand Marcos, Philippines có thể đi bao xa trên chặng đường này. Hành động của cả hai thủ đô, cả Tokyo và Manila, đều đang tăng cường chạy đua vũ trang ở Biển Đông, đồng nghĩa với việc đang làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực vốn đã chẳng mấy yên bình đơn giản.