"Xét vai trò của ngân hàng trong sơ đồ chiếm hữu tiền nhà nước của giới chức lãnh đạo Nga và việc Điện Kremlin sử dụng ngân hàng này để thúc đẩy các lợi ích chính trị, việc ngắt kết nối của Gazprombank với SWIFT là một ưu tiên và mang tính biểu tượng", - hai nước cho biết trong một tuyên bố chung.
Cần lưu ý rằng nếu ngân hàng Gazprombank bị ngắt kết nối với SWIFT thì các nước châu Âu sẽ phải chuyển các khoản thanh toán tiền mua khí đốt thông qua các nguồn thay thế, cụ thể là hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng của Nga hoặc Trung Quốc.
Đồng thời, Ba Lan và các nước vùng Baltic chỉ ra rằng nếu việc ngân hàng Gazprombank bị ngắt kết nối với SWIFT là "không thể chấp nhận được", thì "ít ra nên xem xét phương án đóng băng tài sản của ngân hàng này".
Ngoài ra, các nước cho rằng EU nên đóng băng tài sản của càng nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính Nga càng tốt.
Các nước nói trên cũng đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả khí ở dạng hóa lỏng, kêu gọi cấm vận nhôm của Nga và đóng cửa các cảng EU đối với tàu thuyền nước ngoài chở hàng cho các công ty đăng ký hoạt động tại Nga.