Xung đột lợi ích
"Đây là chính sách chiến lược của G7, được thực hiện từ năm 2014 và được đẩy mạnh sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt vào ngày 24/2/2022. Tuy nhiên, như kinh nghiệm của những năm này cho thấy, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt không dẫn đến hiệu quả như mong đợi. Bởi vì chúng có hai mặt: làm thu hẹp phạm vi bao phủ thị trường của các công ty. Và ngay khi doanh nghiệp rời khỏi thị trường, sẽ có những người khác thế chỗ. Nếu các công ty từ các quốc gia này đã kinh doanh tại thị trường Nga được một khoảng thời gian và đó là ưu tiên hàng đầu của họ, thì đây là những tổn thất hữu hình cho cả các công ty này và nền kinh tế đất nước", - ông Denis Denisov nói.
Nhà nước nói có với các biện pháp trừng phạt, nhưng doanh nghiệp nói không
"Nga sẽ nhận ô tô từ nước khác. Ví dụ: từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc: không phải loại đã qua sử dụng, mà là mới tinh. Do đó, việc cấm xuất khẩu ô tô sang Nga đơn giản là không hợp lý, vì ô tô qua sử dụng rất có thể sẽ phải bị tiêu hủy. Đó là, không kiếm được lợi nhuận mà còn chịu lỗ. Mặc dù đối với nền kinh tế Nhật Bản, tất nhiên, điều này không quan trọng. Tuy nhiên, lợi ích vẫn bị bỏ lỡ. Do đó, các biện pháp mới của Nhật Bản chỉ mang tính chất trình diễn, vì sẽ không có tác dụng kinh tế. Điều này hoàn toàn áp dụng cho hai hoặc ba gói trừng phạt cuối cùng của G-7, tất cả đều vì cùng xung đột lợi ích giữa kinh doanh và chính trị.
"Điều này hoàn toàn áp dụng cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Họ nhận hầu hết các nguồn năng lượng từ Trung Đông, đi đến các nước này qua Biển Đông. Và ở đó tình hình không đơn giản, không ổn định. Do đó, Nhật Bản không thể mạo hiểm từ bỏ các nguồn năng lượng Nga và các dự án Sakhalin, chỉ dựa vào nguồn cung cấp qua Biển Đông".