https://kevesko.vn/20230423/lenh-cam-hoan-toan-xuat-khau-sang-lien-bang-nga---tuyen-bo-chinh-tri-cho-cu-tri-nhat-ban-22576978.html
Lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Liên bang Nga - tuyên bố chính trị cho cử tri Nhật Bản?
Lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Liên bang Nga - tuyên bố chính trị cho cử tri Nhật Bản?
Sputnik Việt Nam
Các nước G7 xem xét đưa ra lệnh cấm xuất khẩu hầu hết hàng hóa sang Nga. Điều này được báo cáo bởi các phương tiện truyền thông Nhật Bản. 23.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-23T05:55+0700
2023-04-23T05:55+0700
2024-01-11T14:07+0700
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
nhóm g7
xuất khẩu
nga
các biện pháp trừng phạt chống nga
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/15/10403246_0:161:3070:1888_1920x0_80_0_0_0ccc379f2d5d380a74e2fb0e028b62ee.jpg
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Nishimura Yasutoshi từ chối trả lời câu hỏi về lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Nga, vấn đề được cho là được thảo luận sôi nổi trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 5 tại Hiroshima.Sputnik thảo luận với các chuyên gia, giải thích cho "bức màn bí mật" như vậy liên quan đến khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga mới. Và tôi nghe những câu trả lời tự nhiên: nói thì dễ nhưng làm thì khó.Xung đột lợi íchMỹ và các nước G7 khác thảo luận về lệnh cấm xuất khẩu gần như toàn diện sang Nga. Tuy nhiên, sáng kiến này được cho là sẽ gây ra sự không hài lòng với các công ty hiện vẫn tiếp tục giao dịch với Nga, vì điều này không bị cấm theo các biện pháp chế tài hiện tại. Ngoài ra, Andrey Vinogradov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, lưu ý các lệnh cấm được đưa ra đôi khi không được tuân thủ hoặc thương mại bị phá vỡ bởi các biện pháp trừng phạt.Ông Denis Denisov, chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga cũng có chung quan điểm.Nhà nước nói có với các biện pháp trừng phạt, nhưng doanh nghiệp nói khôngNhật Bản trước đây cấm xuất khẩu ô tô mới trị giá hơn 6 triệu yên sang Nga như phần của lệnh trừng phạt. Và bây giờ họ sẵn sàng để cấm xuất khẩu ô tô giá thấp hơn và xe đã qua sử dụng.Andrey Vinogradov tin ngay cả ở đây, các biện pháp trừng phạt lại không đạt được mục tiêu.Ví dụ, rất khó để tìm sự thay thế Nga trong việc cung cấp số loại kim loại (chẳng hạn như niken). Họ cố tìm kiếm sự thay thế và có lẽ sẽ tìm thấy, nhưng phải mất nhiều năm. Vì lý do tương tự, Nga vẫn cung cấp các nguồn năng lượng cho châu Âu.Và sự mâu thuẫn giữa lợi ích chính trị và kinh tế của những người áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga vẫn tồn tại, chuyên gia lưu ý:Do đó, các tuyên bố về lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Nga giống như tuyên bố chính trị trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima nhằm chứng tỏ thành công nhất định với cử tri, chuyên gia này tin tưởng.Denis Denisov tin các biện pháp trừng phạt không phải là trở ngại không thể vượt qua đối với sự phát triển kinh tế của nhà nước và ở mức độ nào đó sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp quốc gia.Do đó, mục tiêu cuối cùng của chính sách trừng phạt - làm suy yếu tối đa sự phát triển của nền kinh tế Nga sẽ không đạt được, nhưng nó sẽ làm hỏng bầu không khí của các mối quan hệ kinh tế quốc tế bình thường, Denis Denisov tóm tắt.
https://kevesko.vn/20230204/my-yeu-cau-tho-nhi-ky-ngung-xuat-khau-hang-hoa-sang-nga-20978347.html
https://kevesko.vn/20230417/cac-nuoc-g7-thao-luan-ve-viec-ngan-chan-nga-lach-lenh-trung-phat-22469174.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/15/10403246_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_d6fe9daed98aafadb56af9c663f5f940.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, nhóm g7, xuất khẩu, nga, các biện pháp trừng phạt chống nga
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, nhóm g7, xuất khẩu, nga, các biện pháp trừng phạt chống nga
Lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Liên bang Nga - tuyên bố chính trị cho cử tri Nhật Bản?
05:55 23.04.2023 (Đã cập nhật: 14:07 11.01.2024) Các nước G7 xem xét đưa ra lệnh cấm xuất khẩu hầu hết hàng hóa sang Nga. Điều này được báo cáo bởi các phương tiện truyền thông Nhật Bản.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Nishimura Yasutoshi từ chối trả lời câu hỏi về lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Nga, vấn đề được cho là được thảo luận sôi nổi trước thềm
hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 5 tại Hiroshima.
Sputnik thảo luận với các chuyên gia, giải thích cho "bức màn bí mật" như vậy liên quan đến khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga mới. Và tôi nghe những câu trả lời tự nhiên: nói thì dễ nhưng làm thì khó.
Mỹ và các nước G7 khác thảo luận về lệnh cấm
xuất khẩu gần như toàn diện sang Nga. Tuy nhiên, sáng kiến này được cho là sẽ gây ra sự không hài lòng với các công ty hiện vẫn tiếp tục giao dịch với Nga, vì điều này không bị cấm theo các biện pháp chế tài hiện tại. Ngoài ra, Andrey Vinogradov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Phương Đông, lưu ý các lệnh cấm được đưa ra đôi khi không được tuân thủ hoặc thương mại bị phá vỡ bởi các biện pháp trừng phạt.
"Tất cả các biện pháp trừng phạt chính đã được thông qua, nhưng có vấn đề lớn với chúng. Đó là để đảm bảo việc thực hiện, điều này cực kỳ khó khăn. Vì các biện pháp trừng phạt chống Nga được áp đặt trước đó gây hại cho chính các quốc gia này. Đó là, xung đột cơ bản về lợi ích chính trị, kinh tế nảy sinh đối với những người đưa ra. Theo đó, những tuyên bố hiện tại về các biện pháp trừng phạt mới chủ yếu là tuyên bố chính trị", -Andrey Vinogradov lưu ý.
Ông Denis Denisov, chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga cũng có chung quan điểm.
"Đây là chính sách chiến lược của G7, được thực hiện từ năm 2014 và được đẩy mạnh sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt vào ngày 24/2/2022. Tuy nhiên, như kinh nghiệm của những năm này cho thấy, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt không dẫn đến hiệu quả như mong đợi. Bởi vì chúng có hai mặt: làm thu hẹp phạm vi bao phủ thị trường của các công ty. Và ngay khi doanh nghiệp rời khỏi thị trường, sẽ có những người khác thế chỗ. Nếu các công ty từ các quốc gia này đã kinh doanh tại thị trường Nga được một khoảng thời gian và đó là ưu tiên hàng đầu của họ, thì đây là những tổn thất hữu hình cho cả các công ty này và nền kinh tế đất nước", - ông Denis Denisov nói.
Nhà nước nói có với các biện pháp trừng phạt, nhưng doanh nghiệp nói không
Nhật Bản trước đây cấm xuất khẩu ô tô mới trị giá hơn 6 triệu yên sang Nga như phần của lệnh trừng phạt. Và bây giờ họ sẵn sàng để cấm xuất khẩu ô tô giá thấp hơn và xe đã qua sử dụng.
Andrey Vinogradov tin ngay cả ở đây, các biện pháp trừng phạt lại không đạt được mục tiêu.
"Nga sẽ nhận ô tô từ nước khác. Ví dụ: từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc: không phải loại đã qua sử dụng, mà là mới tinh. Do đó, việc cấm xuất khẩu ô tô sang Nga đơn giản là không hợp lý, vì ô tô qua sử dụng rất có thể sẽ phải bị tiêu hủy. Đó là, không kiếm được lợi nhuận mà còn chịu lỗ. Mặc dù đối với nền kinh tế Nhật Bản, tất nhiên, điều này không quan trọng. Tuy nhiên, lợi ích vẫn bị bỏ lỡ. Do đó, các biện pháp mới của Nhật Bản chỉ mang tính chất trình diễn, vì sẽ không có tác dụng kinh tế. Điều này hoàn toàn áp dụng cho hai hoặc ba gói trừng phạt cuối cùng của G-7, tất cả đều vì cùng xung đột lợi ích giữa kinh doanh và chính trị.
Về chính trị, họ muốn "bóp nghẹt" nước Nga. Tuy nhiên, Nga là đối tác quá lớn trong một số loại hàng hóa: vừa là nhà nhập khẩu, vừa là nhà xuất khẩu. Và các biện pháp trừng phạt không thể vượt qua cách dễ dàng đối với những người áp đặt. Vì vậy, nhà nước nói có với các biện pháp trừng phạt, nhưng doanh nghiệp nói không", - chuyên gia nói.
Ví dụ, rất khó để tìm sự thay thế Nga trong việc cung cấp số loại kim loại (chẳng hạn như niken). Họ cố tìm kiếm sự thay thế và có lẽ sẽ tìm thấy, nhưng phải mất nhiều năm. Vì lý do tương tự, Nga vẫn cung cấp
các nguồn năng lượng cho châu Âu.
Và sự mâu thuẫn giữa lợi ích chính trị và kinh tế của những người áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga vẫn tồn tại, chuyên gia lưu ý:
"Điều này hoàn toàn áp dụng cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Họ nhận hầu hết các nguồn năng lượng từ Trung Đông, đi đến các nước này qua Biển Đông. Và ở đó tình hình không đơn giản, không ổn định. Do đó, Nhật Bản không thể mạo hiểm từ bỏ các nguồn năng lượng Nga và các dự án Sakhalin, chỉ dựa vào nguồn cung cấp qua Biển Đông".
Do đó, các tuyên bố về lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu sang Nga giống như tuyên bố chính trị trước hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima nhằm chứng tỏ thành công nhất định với cử tri, chuyên gia này tin tưởng.
Denis Denisov tin các biện pháp trừng phạt không phải là trở ngại không thể vượt qua đối với sự phát triển kinh tế của nhà nước và ở mức độ nào đó sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp quốc gia.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của chính sách trừng phạt - làm suy yếu tối đa sự phát triển của nền kinh tế Nga sẽ không đạt được, nhưng nó sẽ làm hỏng bầu không khí của các mối quan hệ kinh tế quốc tế bình thường, Denis Denisov tóm tắt.