Bài phát biểu của tổng thống Nga Putin sẽ được phân tích theo nhiều cách, các nhà khoa học chính trị Nga được Sputnik phỏng vấn nêu quan điểm.
Phát biểu tại buổi Lễ duyệt binh ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ hôm thứ Ba, ông Putin nói rằng phương Tây kích động xung đột và đảo chính, phá hủy các giá trị truyền thống để tiếp tục áp đặt các quy tắc của riêng mình, hệ thống cướp bóc và bạo lực, và rằng các nước phương Tây đang phá hủy các di tích vinh danh những người lính Liên Xô, tạo ra sự sùng bái chủ nghĩa phát xít.
"Bài phát biểu của nguyên thủ quốc gia, tổng thống, luôn là tinh hoa của thời điểm hiện tại. Và rõ ràng là ngoài những lời chúc mừng gửi tới người dân Nga, trong thông điệp của tổng thống còn vang lên "lời chào" đối với các nhà lãnh đạo phương Tây, những người lại đang cố gắng làm dâng lên "lớp bọt" Đức Quốc xã không chỉ trên lãnh thổ của quốc gia Ukraina láng giềng mà còn nói chung", - Alexei Martynov, Giám đốc Viện Quốc tế về các quốc gia hiện đại cho biết.
Theo ông, đại diện của các nước phương Tây sẽ phải phân tích "từng từ ngữ, biểu cảm, cách thức di chuyển của quân nhân trong buổi duyệt binh, thiết bị, nét mặt các đại diện của giới tinh hoa của chúng ta".
"Chắc chắn một trăm phần trăm những điều này sẽ không chỉ được quan sát, mà còn được phân tích trong nhiều ngày sau đó", – ông Martynov nói thêm.
Sự tương đồng lịch sử
Ông cũng lưu ý rằng bài phát biểu của ông Putin có nhiều điểm tương đồng lịch sử.
"Ví dụ, những lời nhắc tới Yuri Dolgoruky, đã có thời cả Quảng trường Đỏ lẫn Matxcơva từng được chứng kiến những đoàn quân của ông … Quận công Yuri Dolgoruky đã hai lần chiếm Kiev, rồi còn có câu chuyện với Izyaslav, người được những kẻ tài phiệt địa phương đưa lên ngôi một các phi pháp. Nói chung là có nhiều những điểm tương đồng lịch sử kiểu như vậy được nhắc tới", - ông nói.
Giám đốc Trung tâm Phân tích Chính trị Pavel Danilin tin rằng bài phát biểu của ông Putin sẽ được nhìn nhận "đúng" ở phương Tây.
"Tôi nghĩ họ sẽ nhìn nhận đúng. Và không chỉ là "chúng tôi có thể lặp lại", mà là "chúng tôi chắc chắn sẽ lặp lại", - chuyên gia nói.
Ông nhắc nhớ rằng "đối với các nước phương Tây, thông điệp được ông Putin đưa ra là chính sách độc quyền của họ không khác gì chủ nghĩa Quốc xã đã từng được truyền bá ở Đức."
"Và điều này phần lớn cho thấy rằng ông Putin nhấn mạnh đến cuộc xung đột văn minh đang diễn ra ngày nay giữa chúng ta và phương Tây. Và nhiệm vụ của chúng ta một lần nữa, giống như nhiều năm trước, là chống lại chủ nghĩa Quốc xã", - Danilin nêu quan điểm.
Chuyên gia nói thêm rằng bài phát biểu của Putin không chỉ chứa các thông điệp gửi tới các nhà lãnh đạo phương Tây, mà còn cả với các nhà lãnh đạo của Nhật Bản - cụ thể là ông nhắc tới chuyện quân đội Trung Quốc đã chiến đấu chống lại quân xâm lược Nhật Bản. Người đối thoại của cơ quan lưu ý rằng luận điểm như vậy, "lần đầu tiên vang lên tại Lễ duyệt binh Chiến thắng", thể hiện phản ứng đối với "chính sách không thân thiện mà Nhật Bản đang theo đuổi đối với Liên bang Nga".
Một thông điệp khác của nhà lãnh đạo Nga được nhà khoa học chính trị Boris Mezhuev lưu ý.
"Lần đầu tiên, trong những lời của ông Putin xuất hiện thuật ngữ "chủ nghĩa toàn cầu". Trước đó, tôi không nhớ tổng thống đã sử dụng thuật ngữ này. Thông điệp nói rằng chúng ta không có những dân tộc thân thiện và không thân thiện, tất cả các dân tộc đều thân thiện , nhưng có những giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu, vẫn đứng trên lập trường của chủ nghĩa bá quyền", – ông nhắc nhớ.
Chuyên gia gọi tuyên bố này là "thông điệp rõ ràng đối với những người theo chủ nghĩa dân túy Mỹ". Theo Mezhuev, Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc đảo chính nội bộ chống lại giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu, và theo chuyên gia này, ông Putin chú ý đến thực tế là vào năm 2024 - năm diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ - "chủ nghĩa toàn cầu hóa có thể chịu thêm một một vết nứt khác".