Tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã mua cổ phần của TSMC vào cuối tháng 9 năm ngoái. Giá trị thị trường của gói 60,06 triệu chứng khoán khi đó là khoảng 4,12 tỷ USD, nhưng đến quý 4 cùng năm, nhà đầu tư người Mỹ đã đổi ý và bán 86% cổ phần. Tháng này, Buffett đã bán nốt phần còn lại.
Mối quan ngại có lý của các cổ đông
"Tôi cảm thấy tự tin hơn về số vốn mà chúng tôi đã đổ vào Nhật Bản hơn là ở Đài Loan. Tôi mong mọi điều sẽ khác đi, nhưng tôi nghĩ đó là thực tế", - truyền thông đảo quốc dẫn lời ông Buffett.
Xu hướng chống toàn cầu hóa trên thế giới đang trên đà phát triển
"Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, xu hướng toàn cầu hóa đã chậm lại và sau đó đảo ngược. Những lời kêu gọi tách chuỗi cung ứng ngày càng lớn hơn. Một số nhà phân tích cho rằng trong tương lai chuỗi cung ứng sẽ chia thành hai - từ Trung Quốc và từ Mỹ sang châu Âu. Thế giới đã đi đến xu thế chống chủ nghĩa toàn cầu hóa. Về vấn đề này, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế tính đến các yếu tố địa chính trị khi đánh giá lợi ích các khoản đầu tư nhất định. Tôi nghĩ rằng địa chính trị sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong giai đoạn dài sắp tới", - ông Li Kai nói.
Giờ đây, các cuộc tấn công nhắm vào Bắc Kinh là nguy cơ đe dọa thực sự đối với lĩnh vực CNTT của Đài Bắc: hòn đảo này đang trở thành một nơi đầu tư rủi ro do "mối đe dọa Trung Quốc" được thổi phồng ở phương Tây, và cũng đang mất khả năng cạnh tranh khi Trung Quốc đại lục tăng cường độc lập trong lĩnh vực chất bán dẫn. Trong bối cảnh đó, một nhà đầu tư lớn của Mỹ từ chối đầu tư vào lĩnh vực kinh tế chính của hòn đảo là tín hiệu báo động đáng lo ngại.