Tại sao nhà đầu tư Warren Buffett bán toàn bộ cổ phần của mình tại TSMC của Đài Loan?

© AP Photo / Nati Harnik Nhà đầu tư Mỹ Warren Buffett
 Nhà đầu tư Mỹ Warren Buffett  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2023
Đăng ký
Công ty Berkshire Hathaway của nhà đầu tư Mỹ Warren Buffett cuối cùng đã bán toàn bộ cổ phần của nhà sản xuất vi mạch lớn nhất thế giới TSMC. Như chính tỷ phú thừa nhận tại cuộc họp các nhà đầu tư trong tháng này, động thái như vậy xuất phát từ lo ngại về căng thẳng địa chính trị đang gia tăng ở eo biển Đài Loan.
Trong bối cảnh các xu hướng gần đây trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, việc Buffett bán cổ phiếu TSMC giống như hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn bộ ngành công nghiệp chip.
Tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã mua cổ phần của TSMC vào cuối tháng 9 năm ngoái. Giá trị thị trường của gói 60,06 triệu chứng khoán khi đó là khoảng 4,12 tỷ USD, nhưng đến quý 4 cùng năm, nhà đầu tư người Mỹ đã đổi ý và bán 86% cổ phần. Tháng này, Buffett đã bán nốt phần còn lại.
Buffett đã nổi tiếng trên thế giới với tư cách là một trong những nhà đầu tư thành công nhất tuyệt đối chỉ đầu tư dài hạn. Ví dụ, danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway chứa chứng khoán của khoảng 50 công ty, trong đó dẫn đầu là Apple, Bank of America, Chevron, Coca Cola và American Express.

Mối quan ngại có lý của các cổ đông

Bởi vậy, việc nhà sản xuất vi mạch Đài Loan bán mạnh cổ phần đã khiến các cổ đông lo ngại. Đặc biệt là sau khi Buffett thúc đẩy quyết định của mình bởi "vị trí địa lý" của hòn đảo.

"Tôi cảm thấy tự tin hơn về số vốn mà chúng tôi đã đổ vào Nhật Bản hơn là ở Đài Loan. Tôi mong mọi điều sẽ khác đi, nhưng tôi nghĩ đó là thực tế", - truyền thông đảo quốc dẫn lời ông Buffett.

Phó giáo sư Li Kai từ Đại học Tài chính và Kinh tế Sơn Tây, nói với Sputnik rằng ngày nay các chính trị gia bắt đầu tác động trực tiếp đến giá trị đầu tư của các doanh nghiệp bằng các tuyên bố của họ. Do tình hình quốc tế liên tục trở nên trầm trọng hơn bởi các chính trị gia phương Tây, môi trường đầu tư của toàn bộ hòn đảo đã xấu đi đáng kể, các nhà đầu tư quốc tế lớn không có nhiều hy vọng ngay cả đối với một công ty tiên tiến như TSMC. Chuyên gia Li Kai cho rằng điều này có thể tác động lớn hơn đến kinh tế Đài Loan về lâu dài.
"Kể từ chuyến thăm Đài Loan của Pelosi, quân đội Trung Quốc đã tiến hành hai đợt tập trận quanh hòn đảo này. Cùng với tác động của xung đột Nga-Ukraina, cộng đồng quốc tế có quan điểm cho rằng xung đột hai bên eo biển có thể leo thang, thậm chí phát triển thành đối đầu vũ trang. Ý kiến này không chỉ đang được tung ra trên các phương tiện truyền thông phương Tây, mà cả trong số các nhà cung cấp vũ khí, chẳng hạn như tổ hợp công nghiệp-quân sự Hoa Kỳ, đang tận dụng cơ hội này để mở rộng doanh số bán hàng của mình", - ông khẳng định.
Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư Mỹ Buffett đã quyết định bán cổ phần của mình tại TSMC. Điều này hoàn toàn không phải do vấn đề với hoạt động của chính bản thân công ty, mà vì lý do chính trị. Điều này cho thấy rủi ro địa chính trị có ảnh hưởng đến giá trị đầu tư của doanh nghiệp, nhất là khi có ý kiến cho rằng nếu xảy ra chiến tranh, các nhà máy của TSMC sẽ bị nổ tung. Hơn nữa, Buffett đã bán cổ phiếu mà không có bất kỳ sự dè dặt nào. Điều này cho thấy môi trường đầu tư ở Đài Loan đang xấu đi. Về lâu dài, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của hòn đảo, ông Li Kai giải thích.
Những người đàn ông trước Trung tâm thương mại ở Bắc Kinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2023
Tại sao các công ty Trung Quốc vượt qua doanh nghiệp Mỹ về lượng đầu tư thu hút?

Xu hướng chống toàn cầu hóa trên thế giới đang trên đà phát triển

Chuyên gia Li Kai lưu ý rằng, bất chấp mọi nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc nhằm cản trở chính sách cắt đứt chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, quá trình chống toàn cầu hóa trên thế giới chỉ đạt được đà tăng trưởng. Khi cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng trở nên khốc liệt, các nhà đầu tư hiểu biết chú ý hơn đến mọi rủi ro có thể xảy ra. Đài Loan đang trở nên bất tiện cho các khoản đầu tư dài hạn và có lợi nhuận.

"Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và Washington, xu hướng toàn cầu hóa đã chậm lại và sau đó đảo ngược. Những lời kêu gọi tách chuỗi cung ứng ngày càng lớn hơn. Một số nhà phân tích cho rằng trong tương lai chuỗi cung ứng sẽ chia thành hai - từ Trung Quốc và từ Mỹ sang châu Âu. Thế giới đã đi đến xu thế chống chủ nghĩa toàn cầu hóa. Về vấn đề này, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quốc tế tính đến các yếu tố địa chính trị khi đánh giá lợi ích các khoản đầu tư nhất định. Tôi nghĩ rằng địa chính trị sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong giai đoạn dài sắp tới", - ông Li Kai nói.

Trên thực tế, mọi nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bóp nghẹt lĩnh vực CNTT của Trung Quốc bằng cách tạo ra khan hiếm chất bán dẫn trên thị trường đều dẫn đến tác dụng ngược - tăng đầu tư công và tạo ra các công nghệ sản xuất chip không phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp hơn 12,1 tỷ nhân dân tệ trợ cấp cho 190 công ty bán dẫn địa phương.
Logo TSMC của công ty Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2023
Tình báo Mỹ để ngỏ khả năng Đài Loan ngừng sản xuất chip trong trường hợp xảy ra xung đột
Thứ Ba tuần này, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết sản lượng chip đã tăng 3,8%. Và Huawei của Trung Quốc, bị TSMC loại khỏi danh sách khách hàng hồi mùa xuân 2020, trong ba năm qua đã tạo ra công cụ thiết kế bộ vi xử lý của chính mình mà không cần công nghệ nước ngoài. Huawei dự định chia sẻ phát minh của mình với các công ty CNTT khác của Trung Quốc tham gia thiết kế vi mạch.

Giờ đây, các cuộc tấn công nhắm vào Bắc Kinh là nguy cơ đe dọa thực sự đối với lĩnh vực CNTT của Đài Bắc: hòn đảo này đang trở thành một nơi đầu tư rủi ro do "mối đe dọa Trung Quốc" được thổi phồng ở phương Tây, và cũng đang mất khả năng cạnh tranh khi Trung Quốc đại lục tăng cường độc lập trong lĩnh vực chất bán dẫn. Trong bối cảnh đó, một nhà đầu tư lớn của Mỹ từ chối đầu tư vào lĩnh vực kinh tế chính của hòn đảo là tín hiệu báo động đáng lo ngại.
Tháng trước, ông Rick Tsai, Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà sản xuất chip di động lớn nhất thế giới là công ty Đài Loan MediaTek, bày tỏ lo ngại về tình hình này. Trong Sách trắng Chính sách công nghiệp thiết kế vi mạch Đài Loan (Taiwan IC Design Industry Policy White Paper) đã xuất bản của mình, ông Rick Tsai lưu ý rằng nếu chính quyền Đài Loan không thực hiện các biện pháp bổ sung để phát triển lĩnh vực CNTT, hòn đảo này sẽ nhanh chóng mất đi một phần đáng kể thị trường thế giới.
Ông Rick Tsai cũng lưu ý rằng, do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thị trường chip toàn cầu không chỉ đe dọa ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan, mà còn ảnh hưởng đến những người làm việc trong ngành đó. Vào đầu năm 2023, khoảng 52 000n người đã làm việc trong lĩnh vực chip.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала