Sputnik giải mã

Vì sao Ukraina cần đến tiêm kích F-16?

Tuần trước, chính quyền Biden tiến thêm một bước leo thang trong cuộc chiến ủy nhiệm NATO - Nga ở Ukraina khi công bố kế hoạch đào tạo ở châu Âu phi công Ukraina lái máy bay chiến đấu F-16. Moskva lên án động thái này và cảnh báo sẽ "tính đến" các bước đi này trong chiến lược quân sự của mình.
Sputnik

Ukraina thiếu vũ khí

Trong hơn một năm rưỡi qua, Không quân Ukraina bị tàn phá nặng nề, mất hơn 60 máy bay và hơn 30 trực thăng, bao gồm hầu hết những gì lực lượng nàycó trong tay trước tháng 2 năm 2022, cũng như khí tài hàng không do các nhà tài trợ NATO cung cấp.
Khi nguồn dự trữ các máy bay và trực thăng do Liên Xô sản xuất trong Hiệp ước Warsaw trước đây chuyển sang từ NATO giảm dần, Kiev cần đến một nguồn mới để cung máy bay chiến đấu dồi dào, chi phí thấp.
Ngoài ra, các cam kết của Anh và Pháp gửi tên lửa hành trình tầm xa Storm Shadow và SCALP-EG (phiên bản Pháp của Storm Shadow) tới Ukraina có nghĩa là Kiev có thể cần loại máy bay cho những vũ khí này. Mặc dù các tên lửa này được thiết kế để sử dụng trên các máy bay chiến đấu Tornado, Typhoon, Rafale và Mirage 2000 của Anh và Pháp, nhưng việc sửa đổi để sử dụng trên F-16 được cho là dễ dàng hơn so với việc lắp đặt trên các máy bay chiến đấu hệ Liên Xô.

Máy bay chiến đấu F-16 có gì đặc biệt?

Việc giao hàng nhanh chóng F-16 có lẽ là lợi thế lớn nhất. Vào cuối những năm 1970, General Dynamics và Lockheed Martin sản xuất hơn 4 600 chiếc F-16, xuất khẩu tới hơn hai chục quốc gia trong vòng đời hoạt động gần 50 năm. Khối lượng sản xuất lớn như vậy có nghĩa là có thể có một số lượng lớn máy bay qua sử dụng giá rẻ, cũng như phụ tùng thay thế. Tùy thuộc vào cấu hình, những chiếc F-16 có giá từ 12 triệu USD đến 16 triệu USD mỗi chiếc.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Kiev nêu tên quốc gia có thể chuyển giao F-16 cho Ukraina sớm nhất

F-16 có thể mang theo vũ khí hạt nhân?

F-16 phiên bản cơ sở có thể được trang bị nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất và chống hạm. Chúng bao gồm các tên lửa AMRAAM, IRIS-T, Python và Sidewinder, HARM, JASSM, Maverick và tên lửa tầm xa JSOW (Joint Standoff Weapon) để tấn công các mục tiêu mặt đất, nhiều loại bom dẫn đường và không dẫn đường, tên lửa chống hạm Harpoon và Penguin. Các máy bay này cũng có thể mang bom hạt nhân B61 và B83 của Mỹ có đương lượng nổ lên tới 400 kiloton (để so sánh, đương lượng nổ của quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945 chỉ là 15 kiloton).

Loại máy bay Nga tương đương với F-16?

Các nhà quan sát phương Tây thường so sánh F-16 với Su-35, máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư của Nga được phát triển vào những năm 1980, trang bị trong quân đội Nga từ giữa những năm 2010, và được hiện đại hóa để có các yếu tố của máy bay thế hệ thứ năm, bao gồm cả hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Tuy nhiên, so sánh phù hợp hơn sẽ là với MiG-29, trình làng vào những năm 1980 như một đáp trả trực tiếp với F-16.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Việc chuyển giao F-16 cho Ukraina sẽ không thay đổi tình hình ở mặt trận

Quá trình đào tạo phi công Ukraina sẽ kéo dài bao lâu?

Tuần trước, Hoa Kỳ chính thức cho phép đào tạo phi công Ukraina, quan chức Nhà Trắng cho biết quá trình này "sẽ diễn ra bên ngoài Ukraina tại các cơ sở ở châu Âu và sẽ mất vài tháng để hoàn thành". Washington hy vọng sẽ "bắt đầu quá trình huấn luyện trong những tháng tới". Nói cách khác, công tác chuẩn bị vẫn chưa bắt đầu, theo báo chí Washington.
Ước tính của Không quân Hoa Kỳ mà các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ có được chỉ ra quá trình đào tạo có thể sẽ mất khoảng bốn tháng - rất ngắn so với 18 tháng mà người ta nghĩ trước đây. Rút ngắn thời gian huấn luyện có thể đồng nghĩa với hiệu quả chiến đấu kém hơn, làm trầm trọng thêm các vấn đề mà máy bay chiến đấu chắc chắn sẽ phải đối mặt trong cuộc chiến chống lại Nga.
Thảo luận