"Tín hiệu đã được phát ra". Hanh vi nào của Mỹ đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh hạt nhân

Thỏa thuận giữa Nga và NATO đã được cho là nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Nhưng, xét theo mọi việc, hiệp ước này chỉ có thể trì hoãn nó. Ba mươi lăm năm trước, Tổng thống Ronald Reagan và Tổng Bí thư Mikhail Gorbachev đã ký Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân tầm ngắn và tầm trung (INF).
Sputnik
Tại sao mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Loại bỏ cả một nhóm vũ khí

Chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan, mà ông gọi Liên Xô là "đế chế ma quỷ", đã dẫn đến một vòng căng thẳng mới trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1980, cả hai bên đã nhận thức được rằng, căng thẳng dâng cao không phải là điềm lành.
Sau các cuộc đàm phán kéo dài, vào ngày 1-6-1988, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký kết một thỏa thuận.
Các bên cam kết tiêu hủy tất cả các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung (1.000 5.500 km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1.000 km). Những loại vũ khí như vậy đã làm đảo lộn sự cân bằng mong manh trong thời gian Chiến tranh Lạnh, bởi vì các đầu đạn có thể tiếp cận mục tiêu trong thời gian cực ngắn. Những nước lắp đặt các hệ thống vũ khí này gần biên giới của đối phương đã giành được lợi thế, vượt qua nguyên tắc cơ bản của răn đe hạt nhân.
Theo thỏa thuận này, Liên Xô và Hoa Kỳ cần phải tiêu hủy các tên lửa đã được chế tạo cũng như các bệ phóng tên lửa trong thời hạn ba năm. Thỏa thuận này được cho là cực kỳ cởi mở: hai bên có thể tiến hành các cuộc kiểm tra tại chỗ để theo dõi quá trình tháo dỡ và tiêu hủy vũ khí bị cấm.
Matxcơva đã tiêu hủy các tên lửa RSD-10 "Pioneer", R-12, R-14, OTR-22 "Temp-S", OTR-23 "Oka", cũng như các tên lửa hành trình mặt đất RK-55. Washington – các tên lửa MGM-31A Pershing IA, MGM-31C Pershing II và BGM-109G Tomahawk. Chương trình giảm bớt kho vũ khí hạt nhân đã được hoàn thành vào tháng 6 năm 1991. Liên Xô đã phá hủy 1.846 hệ thống tên lửa, Hoa Kỳ - 846.
Ở Crưm nói rằng Mỹ đồng tình với khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân

Những trở ngại đầu tiên

Năm 2001, Tổng thống George W. Bush tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (ABM) sẽ bảo vệ không chỉ lãnh thổ của Mỹ mà còn cả các đồng minh. Ông không loại trừ việc bố trí các thành phần của hệ thống này ở châu Âu.
Một năm sau, Washington đã rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) ký năm 1972 giữa Mỹ và Liên Xô, mà hiệp ước này cho phép các siêu cường chỉ có một khu vực được bao phủ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các nhà phân tích đã tuyên bố rằng, cơ sở hạ tầng chống tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu đạn đạo có thể được sử dụng để lắp đặt các hệ thống tấn công, tức là các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Vladimir Putin ngay lập tức phản ứng với quyết định của Bush: ông cảnh báo về khả năng rút khỏi Hiệp ước INF.
Năm 2007, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Ivanov gọi thỏa thuận này là "di tích của Chiến tranh Lạnh". Theo ông, Nga cần có tên lửa tầm trung và tầm ngắn bởi vì ngay cả các quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, Trung Quốc, Iran và Israel đều có chúng.

Ông giải thích: "Các quốc gia này nằm gần biên giới của chúng tôi và chúng tôi không thể bỏ qua điều đó. Chỉ có hai quốc gia không có quyền sở hữu những tên lửa này: Nga và Hoa Kỳ. Tình hình này không thể tiếp diễn mãi mãi".

Xích mích trên trường quốc tế

Kể từ năm 2014, Washington liên tục cáo buộc Matxcơva vi phạm Hiệp ước INF. Người Mỹ tuyên bố rằng, vào những năm 2008-2011, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km đã được thử nghiệm tại bãi thử Kapustin Yar.
Chuyên gia: Mỹ có tham vọng đưa thế giới đến bờ vực đụng độ hạt nhân
Vũ khí này được cho là đã được triển khai vào năm 2017. Theo ý kiến ​​của nhiều chuyên gia Nga, ở đây nói về hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander.
Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ các cáo buộc này và chỉ ra rằng, phạm vi bay tối đa nằm trong giới hạn - chính xác là 500 km. Còn Hoa Kỳ cáo buộc Matxcơva cố ý đánh giá thấp các tính năng của hệ thống này. Song, Mỹ đã không cung cấp bằng chứng nào.
Các nhà báo phương Tây đã được mời đến Nga để xem thấy tận mắt nguyên mẫu tên lửa, để biết chi tiết về các thông số. Tuy nhiên, các ấn phẩm hàng đầu đã không gửi phóng viên đến Nga.
Ngày 1 tháng 2 năm 2019, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.
Ông nói: "Trong thời gian dài Nga đã vi phạm thỏa thuận INF mà không bị trừng phạt, Matxcơva đang bí mật phát triển và triển khai một hệ thống bị cấm gây ra mối đe dọa trực tiếp cho các đồng minh và quân đội của chúng tôi ở nước ngoài".
Ngày hôm sau, ông Putin thông báo rằng Matxcơva cũng tạm ngừng tham gia thỏa thuận này.
Và ông đưa ra các điều kiện để nối lại Hiệp ước INF: Mỹ cần phá hủy các bệ phóng thẳng đứng Mk-41 được triển khai trên đất liền để phóng tên lửa hành trình Tomahawk và các loại thiết bị có cùng thông số với các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn bị cấm bởi Hiệp ước INF. Nhưng Washington đã bỏ qua đề xuất này.

Thực tế mới

Bộ Ngoại giao Nga chính thức tuyên bố chấm dứt Hiệp ước vào ngày 2 tháng 8 năm 2019. Và hai tuần sau, Hoa Kỳ đã phóng tên lửa Tomahawk đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km. Sau đó ông Putin lưu ý: rõ ràng là ngay từ đầu Mỹ đã làm việc để chấm dứt thỏa thuận này.
Vào tháng 9/2019, Nga đã đề xuất với các nước NATO về việc dừng triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Phương Tây đã bác bỏ lời kêu gọi của Nga. Một năm sau, Matxcơva lặp lại đề xuất này. Câu trả lời là sự im lặng.
Triều Tiên cáo buộc Mỹ lập tiền đồn hạt nhân ở Hàn Quốc
Ngoài ra, vào ngày 12 tháng 8 năm 2021, Lầu Năm Góc đã thông báo thành lập nhóm đặc nhiệm được đặt tên Lực lượng đặc nhiệm đa miền (Multi-DomainTask Force, viết tắt MDTF) Trong kho vũ khí của nhóm này có các tên lửa hạt nhân và phi hạt nhân tầm trung và tầm ngắn, tương tự như Pershing II. Trong nhóm này có các chuyên gia về tình báo, vũ khí mạng, chiến tranh điện tử và các chiến dịch trong không gian.
Tuy nhiên, nhóm này hướng nhiều hơn vào việc chống lại Trung Quốc. Đối với Nga, Mỹ có cách tiếp cận khác.
Kể từ giữa những năm 2010, phương Tây cung cấp cho Ukraina nhiều loại vũ khí khác nhau. Danh sách vũ khí không ngừng mở rộng. Bây giờ việc giao hàng viện trợ quân sự thậm chí còn dữ dội hơn. Mới đây chính quyền Kiev đã nhận được các tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh với tầm bắn 300 km. Washington không loại trừ khả năng chuyển giao thêm vũ khí tầm xa.
Trên thực tế, việc bơm vũ khí là một trong những nguyên nhân khiến Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Nếu không, như Điện Kremlin đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, cả thế giới sẽ bị lôi vào một cuộc chiến tranh toàn cầu. Cuộc chiến không có kẻ thắng.
Thảo luận