Bộ trưởng phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh «Đối thoại Shangri-La» trong khuôn khổ Diễn đàn cấp Bộ trưởng về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự kiện này truyền phát trên trang web của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, là nhà tổ chức diễn đàn.
Ông Subianto lưu ý rằng xung đột ở Ukraina ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới và tác động mạnh đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Trong tương quan đó, tôi muốn nhân cơ hội này kêu gọi những người anh em của chúng ta ở Ukraina và Nga đạt thỏa thuận về việc nhanh chóng chấm dứt hoạt động chiến sự”, - ông Subianto nói.
Ông đề xuất vạch ra tại hội nghị thượng đỉnh dạng Tuyên ngôn chung «kêu gọi Ukraina và Nga bắt đầu ngay cuộc đàm phán hòa bình».
“Tuyên ngôn như vậy nên được các thành viên tham gia diễn đàn thông qua một cách tự nguyện", - Bộ trưởng nói.
Ông Subianto vạch ra 5 điểm chính trong kế hoạch hòa bình của Indonesia để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina:
1.
Ngừng bắn hoàn toàn, chấm dứt hoạt động chiến sự của tất cả các bên trong cuộc xung đột và ấn định vị trí hiện tại của họ;2.
Rút quân cách các vị trí tiền phương 15 km về mỗi hướng và hình thành khu phi quân sự;3.
Lập tức thành lập đội ngũ giám sát của Liên Hợp Quốc;4.
Triển khai lực lượng này khắp khu vực phi quân sự;5.
Tổ chức và tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc ở tất cả các vùng lãnh thổ tranh chấp «nhằm đảm bảo phản ánh khách quan nguyện vọng của cư dân các vùng lãnh thổ này» được gia nhập thành phần Nga hoặc Ukraina.Bộ trưởng đề nghị đưa những điểm này vào Tuyên ngôn chung của hội nghị thượng đỉnh.
"Bây giờ tôi muốn tuyên bố rằng Indonesia sẵn sàng cung cấp các quan sát viên quân sự và đơn vị quân đội dành cho công việc dưới sự bảo trợ của lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc", - ông nói thêm.
"Chúng ta không nên đổ lỗi cho bên này hay bên kia. Trong mỗi cuộc xung đột đều có hai phiên bản về những gì xảy ra. Cả hai bên đều tin chắc rằng mình đúng. Nhưng vì sự an toàn của cả thế giới, vì sự an toàn của những người vô tội, chúng ta phải đạt được chấm dứt chiến sự càng sớm càng tốt", - ông Prabowo Subianto kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.