Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

"Như vật liệu tiêu hao". Những quốc gia NATO nào có thể đưa quân vào lãnh thổ Ukraina

Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen gợi ý rằng, một số thành viên châu Âu của khối quân sự này sẽ đưa quân vào lãnh thổ Ukraina. Những ai sẵn sàng hỗ trợ Kiev bằng lực lượng vũ trang của họ?
Sputnik
Lời tuyên bố này là mối đe dọa hay không? Việc Rasmussen đưa ra tuyên bố này có ý nghĩa như thế nào đối với Nga? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Lời cảnh báo nghiêm trọng

Anders Rasmussen, người đứng đầu NATO từ năm 2009 đến 2014, từng là cố vấn riêng của Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko và đang là cố vấn chính thức của Tổng thống Ukraina Zelensky. Ông cũng được biết đến với việc thành lập Tổ chức Liên minh các nền dân chủ để thúc đẩy "các giá trị dân chủ" trên khắp thế giới. Cựu tổng thư ký NATO vừa hoàn thành chuyến công du đến Washington và một số thủ đô châu Âu: ông muốn tìm hiểu xem họ đang chuẩn bị như thế nào cho hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius vào tháng 7 tới.
Ông chắc chắn rằng, tại cuộc họp ở Vilnius, cần phải đảm bảo an ninh cho Ukraina và đảm bảo tư cách thành viên trong khối. Nếu không, sự leo thang của cuộc xung đột là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith cho biết rằng, các quan chức hiện đang "xem xét một loạt các lựa chọn để báo hiệu rằng Ukraina đang tiến triển trong mối quan hệ với NATO", mặc dù không nói rõ điều tiếp theo diễn ra sẽ là gì.
Theo ông Rasmussen, một số quốc gia thành viên của liên minh NATO "có thể tình nguyện gửi binh lính của họ tới Ukraina để hỗ trợ trực tiếp cho Lực lượng Vũ trang Ukraina".
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Cựu Tổng thư ký NATO thông báo khả năng gửi quân các nước trong liên minh tới Ukraina

Quốc gia nào sẽ đứng ra bảo vệ Ukraina?

Ông nói: "Tôi không loại trừ khả năng Ba Lan sẽ tăng cường hoạt động trong bối cảnh này, và các nước vùng Baltic sẽ theo đó với lựa chọn khả dĩ là gửi quân. Tôi nghĩ rằng, người Ba Lan sẽ cân nhắc nghiêm túc việc tham gia vào cuộc chiến và tập hợp một liên minh nếu Ukraina không đạt được bất cứ điều gì tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius".

Cựu Tổng thư ký NATO nói, Kiev có thể yêu cầu các quốc gia đồng cảm để được hỗ trợ quân sự trực tiếp, và việc triển khai quân đội nước ngoài sẽ hợp pháp theo luật quốc tế.
Ở Ukraina, họ vẫn chưa tin rằng, yêu cầu này sẽ được chấp thuận.
"Sẽ không đưa quân đội nước ngoài vào lãnh thổ của chúng tôi cho đến khi cuộc xung đột ở Ukraina kết thúc", - Ngoại trưởng Ukraina Dmitry Kuleba cho hay trong một cuộc trả lời phỏng vấn khi bình luận về những nhận định của ông Rasmussen.
Năm ngoái, Hoa Kỳ đã hứa sẽ đảm bảo an ninh cho Kiev. Có vẻ như các thành viên khác của khối NATO cũng sẵn sàng đi theo con đường này. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố nước ông sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraina ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc. Còn Bộ Ngoại giao Pháp đã ra thông cáo chính thức về việc bảo đảm an ninh.
Theo ông Rasmussen, điều quan trọng là tất cả các đảm bảo phải được lập thành văn bản để gửi tới Kiev trước hội nghị thượng đỉnh NATO. Nhưng ông cảnh báo: điều này là không đủ. Cần phải thảo luận về tương lai của Ukraina.

"Tôi đã nói chuyện với một số nhà lãnh đạo Đông Âu. Họ kêu gọi các nước phương Tây vạch ra con đường rõ ràng để Kiev trở thành thành viên NATO", - ông Rasmussen nói.

Ngay cả khi một đề xuất chính thức không thể được đưa ra ở Vilnius, thì ít nhất cần phải hứa với Kiev rằng, vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm tới (khi hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra ở Washington). Cựu tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng, Kiev cần một thủ tục gia nhập rút gọn giống như Thụy Điển và Phần Lan. Hai quốc gia thuộc vùng Scandinavia đã bỏ qua các giai đoạn trung gian như sự phát triển của một "kế hoạch riêng".
Chính trị gia Đan Mạch nhấn mạnh: "Ít hơn sẽ khiến người dân Ukraina vô cùng thất vọng".
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia bình luận ý tưởng đưa quân NATO tới Ukraina

Xung đột trực tiếp

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia đều nhất trí rằng, những tuyên bố của cựu tổng thư ký NATO về việc quân đội châu Âu có thể tiến vào Ukraina là một tín hiệu đáng báo động đối với Nga.

Chuyên gia quân sự Pavel Kalmykov, Cục Phân tích Chính trị-Quân sự, cho biết: "Kịch bản mà Rasmussen đưa ra có nghĩa là một cuộc xung đột trực tiếp với NATO. Ông ấy hiểu rõ lời tuyên bố này sẽ gây ra phản ứng gì. Đây là một sự khiêu khích để tìm hiểu Nga sẽ phản ứng thế nào. Chúng tôi thấy các bước nhỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn: từ việc cung cấp bộ đàm và áo chống đạn đến xe tăng và máy bay".

Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu thuộc IMEMO RAN Vladimir Olenchenko lưu ý đến một số chi tiết.
"Rõ ràng, Rasmussen đang chuyển tiếp quan điểm của Hoa Kỳ. Washington quan tâm nhất đến việc đưa Ukraina đến gần hơn với NATO và do đó, họ muốn cung cấp một số loại bảo đảm an ninh trong thời gian chiến sự. Đây là chiến lược của người Mỹ. Họ đang cố gắng tập hợp đồng minh phương Tây để cùng đối phó Nga", - chuyên gia nhận định.
Logic rất đơn giản: nếu người châu Âu không muốn xảy ra xung đột toàn diện với Nga, thì nên hỗ trợ Kiev ngay bây giờ.
Nếu nói về Ba Lan và các nước Baltic, đây là những công cụ ảnh hưởng của Mỹ, chuyên gia Olenchenko chắc chắn. Nếu nói đến việc đưa quân vào Ukraina, thì nếu cần, các quốc gia này sẽ nhận được chỉ thị thích hợp.
"Đối với Matxcơva, điều này là không thể chấp nhận được. Theo tôi, đối với phương Tây cũng vậy. Quyết định như vậy chẳng gì khác hơn là một bước thực tế dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba", - nhà khoa học chính trị chắc chắn.
Ông nói thêm rằng, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic không phải là các đối tượng của chính trị thế giới, Washington và Brussels có thể sử dụng các nước này như vật liệu tiêu hao, tương tự​ như những gì đang diễn ra hiện nay với Ukraina. Nếu điều này xảy ra thì sẽ nổi lên vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thảo luận