Sự kiện quân sự lớn thứ ba của ASEAN trong năm 2023

“Khả năng ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ đe dọa khủng bố cần thiết cho mỗi nước, Nga có kinh nghiệm lớn trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố lớn. Tập trận chống khủng bố giúp các nước ASEAN củng cố tiềm năng chống khủng bố của mình”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Minh Giang bình luận với Sputnik.
Sputnik
Vừa qua cuộc họp của Nhóm công tác chuyên gia Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại (ADMM+, hay là SMOA+) về chống khủng bố đã được tổ chức tại Khabarovsk. Đại diện các bộ Quốc phòng Nga, Brunei, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Philippines đã tham gia cuộc họp.

“Trong cuộc họp, các bên đã thống nhất về thủ tục tham gia của các lực lượng quân sự trong cuộc tập trận chống khủng bố được lên kế hoạch vào tháng 9/2023, đồng thời thảo luận về lực lượng và phương tiện tham gia của mỗi quốc gia”, - Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

1 / 3
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN và các đối tác của "SMOA+" tại Khabarovsk
2 / 3
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN và các đối tác của "SMOA+" tại Khabarovsk
3 / 3
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN và các đối tác của "SMOA+" tại Khabarovsk

Các cuộc tập trận ADMM+ là một phần của cơ chế ADMM+

Đánh giá về việc các nước ADMM+ sẽ có tập trận chung chống khủng bố vào tháng 9/2023, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng, trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik đã nói:
Các mối quan hệ giữa ASEAN với các nước đối tác luôn là các mối quan hệ mềm dẻo, linh hoạt, luôn hướng tới hợp tác hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng. Trong chiến lược đối ngoại của ASEAN, mô hình ADMM+ ra đời năm 2010 theo sáng kiến của Việt Nam là thành tố quan trọng đã tạo ra động lực mạnh mẽ để củng cố một trong ba trụ cột của ASEAN là chính trị-an ninh.

“ADMM+ là một cơ chế hợp tác đa phương chưa từng có về quốc phòng, một diễn đàn quan trọng để thúc đẩy lòng tin, tăng cường hiểu biết về chính sách quốc phòng của các quốc gia. Theo đó, tập thể 10 nước ASEAN đặt quan hệ với 8 quốc gia đối tác theo cơ chế ADMM+1 hoặc ADMM+3”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam gặp gỡ ai ở Đối thoại Shangri-La?

“Các cuộc tập trận ADMM+ là một phần của cơ chế ADMM+. Nó thể hiện sự hợp tác giữa ASEAN và các đối tác trong các lĩnh vực từ xây dựng cơ chế, chính sách, đến chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, thảo luận một số lĩnh vực hợp tác... Cơ chế này đang trong giai đoạn xúc tiến triển khai các hoạt động hợp tác trên thực tế như tổ chức diễn tập trên sa bàn và trên thực địa”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công An phát biểu với Sputnik.

Tập trận chống khủng bố giúp các nước ASEAN củng cố tiềm năng chống khủng bố

Năm nay, do những quan điểm trái ngược nhau về Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina nên ASEAN và các đối tác đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập, chủ yếu về hải quân. Theo cơ chế ADMM+8, từ ngày 2 đến ngày 8/3/2023, Ấn Độ tổ chức diễn tập quân sự mang mật danh “Lực lượng 18” (Force 18), bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á và 8 nước đối tác là Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc.
Theo cơ chế ADMM, Ngày 12/5/2023, tại căn cứ hải quân Subic của Philippines đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn tập đa phương Hải quân các nước ASEAN lần thứ 2 (AMNEX-2). Phía Việt Nam cử Đại tá Nguyễn Văn Ngân, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác và Trung tá Mã Nguyên Thanh, Thuyền trưởng và chiến hạm 015-Trần Hưng Đạo tham gia tập trận. Tham gia AMNEX-2 bao gồm tàu Hải quân của các nước Philippines, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Brunei. Ở giai đoạn trên biển diễn ra trong hai ngày 13 và 14/5/2023, các tàu đã diễn tập các khoa mục gồm: kiểm tra thông tin liên lạc; chụp ảnh đội hình từ trên không; tìm kiếm cứu nạn hàng hải; giải mã điện; tín hiệu ánh đèn; hành quân ban đêm theo đội hình; hạ cánh trực thăng trên tàu, tình báo, giám sát, trinh sát; ngăn chặn hàng hải.
“Diễn tập quân sự đa phương chống khủng bố đang được lên kế hoạch rất hữu ích cho các nước ASEAN. Các lực lượng tham gia có cơ hội tập luyện và trao đổi kinh nghiệm. Khả năng ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ đe dọa khủng bố cần thiết cho mỗi nước, Nga có kinh nghiệm lớn trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố lớn. Tập trận chống khủng bố cũng giúp các nước ASEAN củng cố tiềm năng chống khủng bố của mình”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Minh Giang bình luận với Sputnik.
Biển Đông
Các lực lượng vũ trang ASEAN tổ chức tập trận chung ở Biển Đông
“Sự kiện Diễn tập quân sự đa phương được lên kế hoạch ở Khabarovsk trong cuộc họp của Nhóm công tác chuyên gia của ADMM và các đối tác đối thoại về chống khủng bố sẽ diễn ra vào tháng 9/2023 tới đây nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng – an ninh giữa ASEAN và 8 đối tác theo cơ chế ADMM+ mà Nga là quốc gia chủ nhà. Điều này thể hiện vai trò ngày càng rõ rệt và tích cực của Nga trong quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với các quốc gia ASEAN và là một bước tiến trong chiến lược hướng Đông của Nga. Đây sẽ là sự kiện quân sự lớn thứ ba của ASEAN trong năm 2023”.

Cơ chế ADMM+ cho thấy một hình mẫu tiêu biểu cho những cố gắng duy trì các biện pháp xây dựng lòng tin thực chất, tinh thần đoàn kết và hợp tác

Như đã đề cập ở trên, ADMM+ (SMOA+) là cơ chế tương tác giữa các bộ quốc phòng của mười quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các quốc gia được gọi là đối tác đối thoại (Nga, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản), được thành lập vào tháng 4 năm 2010 theo sáng kiến của Việt Nam.
Đánh giá vai trò và đóng góp của Việt Nam vào cơ chế ADMM+, đặc biệt trong tình hình hiện nay, chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng cho biết, sáng kiến ADMM+ là một đóng góp hết sức to lớn và quan trọng của Việt Nam đối với việc xây dựng quan hệ quốc tế hòa bình, ổn định của ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Cơ chế này có ý nghĩa về mặt chiến lược trong đảm bảo ổn định an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á với sự tham gia của các nước lớn có lợi ích nhất định ở khu vực. Cơ chế này còn đảm bảo được tính cân bằng giữa các nước lớn, qua đó ASEAN có thể phát huy vai trò trung tâm của mình.

“Trong tình hình quốc tế hiện đang rất căng thẳng với cuộc xung đột tại Ukraina cùng với các điểm nóng trên Biển Đông, Eo biển Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên thì điều quan trọng nhất mà các nước thành viên ADMM+ cần đạt được chính là duy trì sự đồng thuận, tinh thần hữu nghị, hợp tác vì mục đích chung giữa các nước ASEAN cũng như các nước đối tác; tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của ADMM và ADMM+ với vai trò là cơ chế tham vấn cấp chính sách và hợp tác thực chất về quốc phòng, an ninh cấp Bộ trưởng Quốc phòng - diễn đàn quan trọng để thúc đẩy lòng tin, tăng cường hiểu biết về chính sách quốc phòng; đồng thời cũng là nền tảng quan trọng cho sự hợp tác hiệu quả của các quốc gia”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh với Sputnik.

Với quan điểm không chọn phe mà chọn chính nghĩa và công lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng môi trường hòa bình, lấy đối thoại thay cho đối đầu, cho dù vấp phải những thách thức trong quan hệ với các cường quốc đang có những sự đối đầu nhất định, Việt Nam và các nước ASEAN luôn kiên trì mục tiêu hợp tác vì môi trường hòa bình, ổn định và những lợi ích chung. Trên cơ sở quan điểm đó, tất cả các hành động quan hệ giữa ASEAN dù là theo cơ chế ADMM+1 hay ADMM+3 hay ADMM+8 để không nhằm chống lại hoặc gây tổn hại cho nước thứ ba hoặc bên thứ ba.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Việt Nam nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng
Việc Ấn Độ (hồi tháng 3/2023) và Nga (vào tháng 9/2023 tới đây) tổ chức các cuộc diễn tập quân sự với sự tham gia của 10 quốc gia ASEAN cho thấy sự Hợp tác quốc phòng nhằm tăng cường đoàn kết vì một nền an ninh hài hòa của ASEAN đang đi đúng hướng và có hiệu quả cao, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn, tự do hàng hải và hàng không cũng như nhu cầu tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không ép buộc, phù hợp với luật pháp quốc tế.
“Cơ chế ADMM+ cho thấy một hình mẫu tiêu biểu cho những cố gắng duy trì của các nước không phải là cường quốc trong việc áp dụng các biện pháp xây dựng lòng tin thực chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và hợp tác trong ASEAN, và hợp tác với các nước đối tác để hiện thực hóa một nền an ninh hài hòa nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng và khả năng tự cường trước những thách thức an ninh hiện tại đang nổi lên ở khu vực”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công An đưa ra đánh giá với Sputnik.
Thảo luận