"Các cuộc thảo luận đang được tiến hành với người Iran để khiến họ hiểu rằng chúng tôi sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt này", - hãng tin dẫn lời của một nhà ngoại giao cho biết.
Trong chiến dịch trừng phạt các bên kêu gọi Iran không phát triển tên lửa đạn đạo có thể mang vũ khí hạt nhân. Họ cũng cấm chuyển giao một số máy bay không người lái cho Iran hoặc mua những loại đó từ nước này mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các nguồn tin cho biết họ muốn duy trì các biện pháp trừng phạt vì ba lý do: họ cho rằng Liên bang Nga sử dụng máy bay không người lái của Iran, do khả năng Tehran có thể chuyển tên lửa đạn đạo cho Moskva và còn là mong muốn trừ bỏ ưu thế của Iran trong đàm phán về thỏa thuận hạt nhân.
Theo nhà ngoại giao nói trên cho biết, ông Enrique Mora phó lãnh đạo cơ quan đối ngoại EU đã bắt đầu tìm hiểu cơ sở pháp lý để gia hạn lệnh trừng phạt. Tuy nhiên vấn đề này cần có sự chấp thuận của tất cả các thành viên EU tuy nhiên vẫn chưa được đưa ra thảo luận, các nguồn tin cho biết.
Các nước phương Tây nhiều lần lên tiếng cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga để tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, nhấn mạnh rằng việc chuyển giao như vậy là vi phạm Nghị quyết số 2231 của Liên hợp quốc. Moskva và Tehran phủ nhận những cáo buộc như vậy. Đại diện thường trực của Iran tại LHQ gọi những lời tố cáo đó là vô căn cứ, vì lệnh cấm vũ khí trong nghị quyết được họ nói đến đã chấm dứt hiệu lực vào ngày 18/10/2020, điều đó có nghĩa là việc chuyển vũ khí đến Iran hoặc từ nước này đi không còn liên quan gì tới nghị quyết này.
Theo thỏa thuận hạt nhân, lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran đã được dỡ bỏ vào ngày 18/10/2020. Trước đó, việc chuyển giao vũ khí chỉ có thể thực hiện được nếu có sự cho phép của Hội đồng Bảo an LHQ.