«Đông đảo cư dân thành phố, những người Việt Nam đang học tập, làm việc tại đây và đại diện chính quyền địa phương đã đến lễ khánh thành. Đã có nhiều diễn giả phát biểu, trong đó có các nhân vật từ phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đầu.
Tượng đài gây ấn tượng về kích thước và bố cục. Trên chiếc bệ cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi trên chiếc ghế mây, trên tay là cuốn sách, ánh mắt Người hướng về tương lai. Tượng đài toát lên ý nghĩa biểu trưng rất rõ. Tổ hợp được dựng lên ở giao lộ của đường phố Hồ Chí Minh và đại lộ Khai sáng-Prosvetshenya. Mỗi tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong số 5 công trình ở Nga đều có những đặc điểm riêng, nhưng cho đến nay tôi vẫn thích tượng đài ở thủ đô Matxcơva hơn cả. Và bây giờ tôi thích tượng đài mới ở Saint-Peterburg. Chính quyền thành phố đã thực hiện tốt khối lượng công việc to lớn, tạo cảnh quan hài hoà cho khu vực xung quanh tượng đài.
Ngắm nhìn tượng đài mới, tôi nghĩ tới chặng đường dài mà Việt Nam quê hương tôi và cả hai nước chúng ta đã cùng nhau trải qua trong thế kỷ này. Tượng đài khiến chúng ta suy nghĩ về cuộc đời vinh quang và sự nghiệp anh hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về những nét chung trong số phận của hai dân tộc Việt Nam và Nga, cũng như về sự cần thiết phải gìn giữ và nhân lên mọi điều tích cực trong quan hệ của chúng ta. Tượng đài nhắc nhở về quá khứ, đồng thời kêu gọi nhân dân và đất nước chúng ta sát cánh cùng nhau tiến tới tương lai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện bước đi đầu tiên trên hành trình xây đắp quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước Nga, rồi hàng triệu người Việt Nam và hàng triệu người bạn Nga của Việt Nam đã và đang noi theo Người. Trong tuyên ngôn long trọng của CHXHCN Việt Nam «Độc lập, Tự do, Hạnh phúc» có phần đóng góp rất quan trọng của nước Nga», - ông Đỗ Xuân Hoàng ghi nhận.