Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh bên dòng Neva: Nghĩ về nét chung trong số phận hai dân tộc

© Sputnik / Alexandr GalperinKhánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg
Khánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2023
Đăng ký
Ngày 30 tháng 6, tại thành phố Saint-Peterburg đã diễn ra nghi lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ khánh thành tượng đài trùng với dịp kỷ niệm tròn 100 năm ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đến nước Nga, nơi Người đặt chân đầu tiên là cảng biển Petrograd, tên gọi thời bấy giờ của Peterburg.
Công trình xây dựng tượng đài được thực hiện nhờ kinh phí do cộng đồng người Việt ở Nga tập hợp, trong khi chính quyền thành phố nhận phần kiến thiết cảnh quan khu vực xung quanh. Đây là tượng đài thứ năm tại Nga tôn vinh vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Tượng đài thứ nhất tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng vào năm 1990 ở Matxcơva, trên quảng trường mang tên Người. Năm 2017 – khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ulyanovsk, hai năm sau - ở thành phố vùng duyên hải Vladivostok. Vào năm 2010, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với kích thước nhỏ nhất được đặt lên trong khuôn viên Khoa Phương Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg. Như vậy là từ nay trong thành phố bên sông Neva có hai tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Đỗ Xuân Hoàng Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nga, một trong những thành viên tham dự nghi lễ khánh thành tượng đài, đã chia sẻ những ấn tượng của ông về sự kiện long trọng này.
Khánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2023
Khánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg

«Đông đảo cư dân thành phố, những người Việt Nam đang học tập, làm việc tại đây và đại diện chính quyền địa phương đã đến lễ khánh thành. Đã có nhiều diễn giả phát biểu, trong đó có các nhân vật từ phái đoàn Việt Nam do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đầu.

Tượng đài gây ấn tượng về kích thước và bố cục. Trên chiếc bệ cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi trên chiếc ghế mây, trên tay là cuốn sách, ánh mắt Người hướng về tương lai. Tượng đài toát lên ý nghĩa biểu trưng rất rõ. Tổ hợp được dựng lên ở giao lộ của đường phố Hồ Chí Minh và đại lộ Khai sáng-Prosvetshenya. Mỗi tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong số 5 công trình ở Nga đều có những đặc điểm riêng, nhưng cho đến nay tôi vẫn thích tượng đài ở thủ đô Matxcơva hơn cả. Và bây giờ tôi thích tượng đài mới ở Saint-Peterburg. Chính quyền thành phố đã thực hiện tốt khối lượng công việc to lớn, tạo cảnh quan hài hoà cho khu vực xung quanh tượng đài.

Ngắm nhìn tượng đài mới, tôi nghĩ tới chặng đường dài mà Việt Nam quê hương tôi và cả hai nước chúng ta đã cùng nhau trải qua trong thế kỷ này. Tượng đài khiến chúng ta suy nghĩ về cuộc đời vinh quang và sự nghiệp anh hùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về những nét chung trong số phận của hai dân tộc Việt Nam và Nga, cũng như về sự cần thiết phải gìn giữ và nhân lên mọi điều tích cực trong quan hệ của chúng ta. Tượng đài nhắc nhở về quá khứ, đồng thời kêu gọi nhân dân và đất nước chúng ta sát cánh cùng nhau tiến tới tương lai.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện bước đi đầu tiên trên hành trình xây đắp quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước Nga, rồi hàng triệu người Việt Nam và hàng triệu người bạn Nga của Việt Nam đã và đang noi theo Người. Trong tuyên ngôn long trọng của CHXHCN Việt Nam «Độc lập, Tự do, Hạnh phúc» có phần đóng góp rất quan trọng của nước Nga», - ông Đỗ Xuân Hoàng ghi nhận.

© Sputnik / Alexandr Galperin / Chuyển đến kho ảnhKhánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg
Khánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2023
Khánh thành tượng đài Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam Hồ Chí Minh tại St. Petersburg
Tại buổi lễ, ông Đỗ Xuân Hoàng đã trao tặng đại diện Cục Lưu trữ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam một tư liệu-kỷ vật độc đáo là tờ báo «Pravda» của Nga số ra ngày 27 tháng 1 năm 1924. Đây là số báo ghi dấu ngày đau buồn khi Lenin từ trần. Vào ngày đó, tờ báo đã đăng bài viết của các nhà lãnh đạo Liên Xô và các nhân vật cách mạng nổi tiếng của nước ngoài. Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại biểu duy nhất từ các nước thuộc địa có bài viết với những lời tốt đẹp về Lenin đăng trên số báo «Pravda» đặc biệt này.
«Tờ báo mà tôi trao tặng không phải là bản sao chụp, mà là bản gốc. Tìm thấy tờ báo xưa cũ trong những ngày này không phải chuyện đơn giản dễ dàng. Nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: «Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên», - ông Đỗ Xuân Hoàng nói thêm trong phần kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала