"Chúng tôi biết rằng trước đó đã có một số (đạn chùm) được các nước thứ ba chuyển giao", - ông nói với các nhà báo.
Sims cũng nhấn mạnh rằng những quả đạn pháo này đã được chuyển đến Ukraina.
Vào ngày 7 tháng 7, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tuyên bố chuyển giao bom, đạn chùm của Mỹ cho Kiev.
Loại vũ khí này không được trang bị các thiết bị tự hủy. Theo số liệu của các quân nhân Mỹ, từ 5 đến 14 phần trăm trong số chúng có thể không phát nổ vì đã nằm trong nhà kho một thời gian dài. Trong trường hợp này, đạn có thể đe dọa dân thường ngay cả sau khi kết thúc xung đột.
Bom đạn chùm bị cấm theo một công ước quốc tế đã được 123 quốc gia phê chuẩn, không bao gồm Hoa Kỳ và Ukraina. Lực lượng vũ trang Ukraina, theo số liệu của phía quân đội Nga, đã sử dụng những vũ khí như vậy để bắn phá Donbass, đặc biệt là Donetsk. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Trung tướng Igor Konashenkov, điều này cho thấy quân đội Ukraina đề ra nhiệm vụ tiêu diệt dân thường với số lượng tối đa.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng nếu Hoa Kỳ cung cấp bom đạn chùm cho Kiev thì LLVT Nga để đáp trả đành phải sử dụng vũ khí tương tự chống lại quân đội Ukraina.