Biển Đông

Liệu Chủ tịch Trung Quốc và cựu Tổng thống Philippines có bàn gì về Biển Đông?

Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Bắc Kinh. Có nhiều ý kiến khác nhau về mục đích của cuộc gặp này.
Sputnik

Chính quyền Manila chỉ có thể phỏng đoán về nội dung đàm phán

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, họ không biết về mục đích chuyến thăm Trung Quốc của ông Duterte. Sau khi biết về cuộc gặp này, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tuyên bố ông hy vọng người tiền nhiệm của mình và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Philippines, nghị sĩ Imee Marcos nhận xét về chuyến đi của Duterte: "Tôi hy vọng ông ấy sẽ tiếp tục đối thoại với Trung Quốc và giúp chúng tôi giải quyết nhiều vấn đề mà chúng tôi đã gặp phải trong thời gian gần đây". Có lẽ bà Imee Marcos gần nhất với sự thật.

Tổng thống Marcos xích lại gần Mỹ

Theo Reuters, quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines trở nên căng thẳng dưới thời ông Marcos. Và Manila đã quay trở lại với đồng minh truyền thống của mình là Mỹ. Có nhiều lý do để rút ra kết luận như vậy. Chính phủ Philippines tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Vào tháng 2, Philippines cho Mỹ dùng thêm 4 căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Vào tháng 4, Hoa Kỳ và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất với hơn 17,000 binh sĩ tham gia. Hai bên nhất trí về việc tiến hành tuần tra chung giữa lực lượng tuần duyên 2 nước trên Biển Đông.
Trên thực tế, Tổng thống Marcos ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, ông thừa nhận rằng các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Philippines sẽ có ích nếu phải bảo vệ Đài Loan khỏi sự xâm lược của Trung Quốc.
Biển Đông
Philippines cho phép chiếu phim «Barbie» nhưng với một điều kiện
Tuy nhiên, Tổng thống Marcos không muốn bị “dán nhãn” người quay lưng lại với Trung Quốc và hướng tới Hoa Kỳ. Ông nhiều lần nhấn mạnh rằng, ông muốn phát triển quan hệ với tất cả các cường quốc. Một ví dụ là chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của ông Marcos. Ông đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, ý tưởng về một "thế giới đa cực", lên án "tâm lý Chiến tranh Lạnh" và đồng ý với các dự án mới của Trung Quốc tại Philippines. Nhưng chuyến thăm Trung Quốc diễn ra vào tháng 1, và bước ngoặt sang Mỹ diễn ra muộn hơn.

Người bạn tốt nhất của Trung Quốc

Rõ ràng là Bắc Kinh đã nhận thấy việc Philippines xoay trục sang Hoa Kỳ. Và họ đã tiếp ông Duterte ở cấp cao nhất. Khi giữ chức Tổng thống Philippines, ông Duterte đã nhiều lần gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc, và Tập Cận Bình đã gọi ông là "người bạn tốt nhất của Trung Quốc". Do đó họ đã quyết định "làm việc" với ông ta. Điều đáng chú ý là trong các báo cáo chính thức của Trung Quốc, phần trình bày của “chủ nhà” dài gấp nhiều lần so với phần trình bày của “vị khách”. Rõ ràng là họ muốn đưa nội dung cuộc trò chuyện đến các chính trị gia của các nước ASEAN hơn là đến độc giả Trung Quốc.
Toàn bộ cuộc trò chuyện giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Duterte dựa trên sự đối lập về quá khứ và hiện tại. Sự đối lập không công khai nhưng rất dễ hiểu. Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý rằng "trong nhiệm kỳ Tổng thống Philippines, với thái độ chịu trách nhiệm với người dân và lịch sử, ông Duterte dứt khoát đưa ra sự lựa chọn chiến lược cải thiện quan hệ với Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc – Philippines được quay trở lại quỹ đạo đúng đắn và phát triển đầy sức sống, đóng góp quan trọng cho quan hệ giao lưu hữu nghị giữa hai nước". (Rõ ràng, Bắc Kinh cho rằng, ​​ngày nay giới lãnh đạo Philippines đang chệch khỏi “con đường đúng đắn”).
Nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng, ông Duterte sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Biển Đông
Trung Quốc kêu gọi không "đe dọa binh đao" ở Biển Đông

Quan hệ với Trung Quốc có thể gây chia rẽ trong giới tinh hoa Philippines

Trong nhiệm kỳ Tổng thống Philippines, ông Duterte đã có khả năng để quyết định chính sách đối ngoại của đất nước. Ông hiểu rõ rằng, thật nguy hiểm khi cãi nhau với “hàng xóm khổng lồ” và ông kiên quyết giữ quan điểm cải thiện quan hệ với Trung Quốc. “Chúng ta không thể ngăn chặn Trung Quốc”, ông Duterte từng nói khi có người đề nghị ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh ra Biển Đông bằng các biện pháp quân sự. Và ông bắt đầu tìm kiếm những điểm hội tụ lợi ích và cách thức thỏa hiệp. Sau đó, theo kết quả các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của Philippines và Trung Quốc, hai bên đã tạo nên nguyên tắc: trong quan hệ giữa hai nước có nhiều chủ đề quan trọng hơn tranh chấp ở Biển Đông. Rõ ràng, cục diện tam giác Manila-Washington-Bắc Kinh hiện nay rộng hơn nhiều so với vấn đề Biển Đông.
Hiện tại, ông Duterte không giữ chức vụ Tổng thống và bị tước các cơ hội trước đây. Nhiều chuyên gia ở Philippines và các nước láng giềng cho rằng, ông không thể gây ra ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Tổng thống Marcos. Nhưng có ý kiến ​​khác. Phó Tổng thống Philippines Sara Duterte (con gái của Rodrigo Duterte) và Thượng nghị sĩ Imee Marcos được đề cập ở trên đều không hài lòng với việc Manila nối lại quan hệ hữu nghị với Washington rõ ràng gây hại cho quan hệ với Trung Quốc. Và đây là hai nhân vật nổi bật trên bàn cờ chính trị Philippines. Có khả năng trong xã hội Philippines sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh giữa các phe phái chính trị ở cấp cao nhất về vấn đề Manila nên xích lại gần hơn với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Liệu quốc đảo này có thể duy trì sự cân bằng mà tất cả các bên có thể chấp nhận?
Thảo luận