Có thực sự thuận lợi?
“Thị trường gạo mỗi phân khúc đều khác nhau. Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, ngay cả ba nước Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan cộng lại cũng không bằng lượng xuất khẩu của họ, nên không thể cạnh tranh được”.
“Xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể sẽ tăng hơn. Tăng hơn ở đây là vừa về giá, vừa về lượng nhưng điều đó là bất hợp lý so với thị trường, làm như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường toàn cầu”, ông Phát cho biết thêm.
Không thể chủ quan
“Nếu Ấn Độ hạn chế một số loại gạo nhất định, ví dụ trung bình xuất 10 triệu tấn/năm thì có thể giảm xuống 5 triệu để có thể cân bằng, chia sẻ bớt với thế giới thì tốt. Giá gạo có thể tăng 5USD-10USD/tấn có thể chấp nhận được, nhưng tăng tới 200USD-300USD/tấn thì không ai chịu được”, ông Phát cho biết.
“Cần xét tới các yếu tố lâu dài. Trong ngắn hạn, có thể các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ được hưởng lợi do giá tăng. Nhưng để bền vững thực sự thì cần đến chiến lược của Chính phủ chứ không thể trông chờ vào Ấn Độ hạn chế xuất khẩu trong một hay hai vụ mùa”, bà Thu Uyên, chuyên gia xuất nhập khẩu trao đổi với Sputnik.