https://kevesko.vn/20230704/thu-tuong-cam-tay-chi-viec-mo-rong-thi-truong-xuat-khau-gao-23935515.html
Thủ tướng "cầm tay chỉ việc" mở rộng thị trường xuất khẩu gạo
Thủ tướng "cầm tay chỉ việc" mở rộng thị trường xuất khẩu gạo
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Lương... 04.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-04T10:35+0700
2023-07-04T10:35+0700
2023-07-04T10:39+0700
việt nam
thông tin
gạo
lúa gạo
xuất nhập khẩu
thủ tướng
chính phủ
phạm minh chính
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0c/08/9811941_0:104:2000:1229_1920x0_80_0_0_5f57c7b51393d463ecbeda1d548f5e3c.jpg
Nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường.Sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/VietNam rice; xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế.Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản sản phẩm), đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, giảm phụ thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, gây ô nhiễm môi trường, nhằm tăng năng suất và chất lượng gạo, nâng giá thành xuất khẩu,…Bộ Công Thương phối hợp các bộ ngành, địa phương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, ổn định, bền vững, hiệu quả. Linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, khu vực châu Phi... và phát triển các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường FTA; khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu và khả năng tiến hành xúc tiến thương mại gạo vào các thị trường nhập khẩu, cập nhật thông tin phục vụ cho kinh doanh, xuất khẩu.Nghiên cứu việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi, đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch.Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính.Bộ Ngoại giao và các bộ ngành nắm bắt thông tin thị trường, kết nối thương mại, quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo Việt Nam. Thực hiện đàm phán song phương, đa phương, ký kết các thỏa thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn.Các địa phương được giao sản xuất theo quy hoạch, nâng cao chất lượng gạo. Chủ động tháo gỡ khó khăn xuất khẩu gạo, lưu ý đến các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng gia tăng. Tuyên truyền và hỗ trợ nông dân, thương nhân đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực cạnh tranh...Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm ước tăng 22,2% về lượng, tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn giá thóc, gạo trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và lợi ích người nông dân.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: chiến lược thị trường chưa thực sự ổn định, dài hạn; công tác phát triển thị trường chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng; sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo; giá cả đầu vào tăng cao… Do đó, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm 2023.
https://kevesko.vn/20230703/el-nino-xuat-hien-bat-ngo-khien-cac-nuoc-o-at-mua-gao-viet-nam-23928598.html
https://kevesko.vn/20230505/gia-gao-viet-nam-van-giu-vung-phong-do--22849902.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0c/08/9811941_112:0:1889:1333_1920x0_80_0_0_722a7c74730e3c4be3682d3af981b2af.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, gạo, lúa gạo, xuất nhập khẩu, thủ tướng, chính phủ, phạm minh chính
việt nam, thông tin, gạo, lúa gạo, xuất nhập khẩu, thủ tướng, chính phủ, phạm minh chính
Thủ tướng "cầm tay chỉ việc" mở rộng thị trường xuất khẩu gạo
10:35 04.07.2023 (Đã cập nhật: 10:39 04.07.2023) HÀ NỘI (Sputnik) - Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động
sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ngoại giao và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường.
Sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/VietNam rice; xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế.
Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản sản phẩm), đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, giảm phụ thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, gây ô nhiễm môi trường, nhằm tăng năng suất và chất lượng gạo, nâng giá thành xuất khẩu,…
Bộ Công Thương phối hợp các bộ ngành, địa phương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, ổn định, bền vững, hiệu quả. Linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, khu vực châu Phi... và phát triển các thị trường mới, tiềm năng, các thị trường FTA; khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu và khả năng tiến hành xúc tiến thương mại gạo vào các thị trường nhập khẩu, cập nhật thông tin phục vụ cho kinh doanh, xuất khẩu.
Nghiên cứu việc đàm phán, ký kết các thỏa thuận ưu đãi, đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch.
Xây dựng thương hiệu cho
sản phẩm gạo Việt Nam thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính.
Bộ Ngoại giao và các bộ ngành nắm bắt thông tin thị trường, kết nối thương mại, quảng bá thương hiệu và sản phẩm gạo Việt Nam. Thực hiện đàm phán song phương, đa phương, ký kết các thỏa thuận về sự phù hợp, công nhận lẫn nhau về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn.
Các địa phương được giao sản xuất theo quy hoạch, nâng cao chất lượng gạo. Chủ động tháo gỡ khó khăn xuất khẩu gạo, lưu ý đến các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng gia tăng. Tuyên truyền và hỗ trợ
nông dân, thương nhân đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm ước tăng 22,2% về lượng, tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn giá thóc, gạo trong nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và lợi ích người nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: chiến lược thị trường chưa thực sự ổn định, dài hạn; công tác phát triển thị trường chưa tương xứng với tiềm năng ngành hàng; sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo; giá cả đầu vào tăng cao… Do đó, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm 2023.