Theo chuyên gia, quân đội Ukraina có đủ năng lực để sử dụng vũ khí Liên Xô do các nước Đông Âu như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia và Romania cung cấp cho Kiev.
Ông cũng cho biết thêm đạn dành cho những chiếc xe tăng này đã không còn được sản xuất ở châu Âu và Brazil thì từ chối cung cấp chúng cho Đức. Ông lấy ví dụ về xe bọc thép chở quân VAB và xe tăng hạng nhẹ AMX 10-RC của Pháp, vốn là những phát triển từ những năm 70.
Enro thừa nhận các nước phương Tây đã cung cấp cho Kiev vũ khí hiện đại, nhưng chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ và nhỏ.
Liên bang Nga trước đó đã gửi công hàm tới các nước NATO về việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của Nga. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tuyên bố các nước NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraina.
Dmitry Peskov - Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga lưu ý việc cung cấp cho Ukraina vũ khí từ phương Tây không góp phần vào thành công của các cuộc đàm phán Nga - Ukraina và sẽ có tác động tiêu cực.
Nga phát động
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.