Tổng thống Pháp hét lên "Dừng tên trộm lại!" vì chính bản thân mình là như vậy

Mới đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm chính thức tới các quốc đảo ở Thái Bình Dương, nơi ông đã tố cáo "chủ nghĩa đế quốc mới".
Sputnik

Những kẻ đế quốc mới là ai?

Trong thời gian ở thăm quốc đảo nhỏ Vanuatu, Tổng thống Pháp đã thốt ra một câu nói ngay lập tức thu hút sự chú ý của tất cả các phương tiện truyền thông hàng đầu quốc tế.
Ông nói như sau:

Tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đặc biệt ở Châu Đại Dương, chủ nghĩa đế quốc mới đang xuất hiện với logic kẻ mạnh, đe dọa chủ quyền của nhiều nước, thường là những nước nhỏ, dễ bị tổn thương nhất”.

Mặc dù Macron không nêu tên các quốc gia “đe dọa chủ quyền” của các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương và muốn trở thành đế quốc mới, nhưng hầu hết các nhà bình luận đều rút ra kết luận rằng, ông nói về Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, điều này là do thực tế rằng các nhà ngoại giao và quân đội của hai quốc gia này đang cố gắng thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với các quốc đảo ở Thái Bình Dương.
Trong bài phát biểu của Emmanuel Macron, ngoài thuật ngữ "chủ nghĩa đế quốc mới" còn có thuật ngữ "chủ nghĩa thực dân mới". Tổng thống Pháp thường xuyên cáo buộc Nga theo chủ nghĩa thực dân mới, chủ yếu đề cập đến mối quan hệ của Matxcơva với các nước châu Phi.

Tại sao Macron sử dụng các cụm từ mác-xít?

Các thuật ngữ "chủ nghĩa đế quốc mới" và "chủ nghĩa thực dân mới" thường được sử dụng bởi các tác giả ngả theo lập trường của chủ nghĩa Mác. Thuật ngữ thứ hai ngụ ý một hệ thống quan hệ bất bình đẳng (về mặt chính trị và kinh tế) mà các cường quốc tư bản áp đặt lên các quốc gia có chủ quyền ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, để các quốc gia này vẫn phụ thuộc vào các chính quốc trước đây.
Chuyên gia phân tích: ASEAN chưa sẵn sàng cho xung đột tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Rõ ràng là Trung Quốc xã hội chủ nghĩa không phù hợp với định nghĩa này, bao gồm cả vì bản chất của hệ thống chính sách kinh tế xã hội ở nước này. Chuyên gia Cui Hongjian, giám đốc Phòng Nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, đã phản ứng trước tuyên bố của Macron tại Vanuatu:
"Một số nước phương Tây trong nhiều năm liền sử dụng cái gọi là chủ nghĩa đế quốc mới và chủ nghĩa thực dân mới để bôi nhọ sự hợp tác quốc tế của Trung Quốc, chẳng hạn, ở Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á”.
Thật vậy, việc ông Macron không thuộc Đảng Cộng sản đang sử dụng những cụm từ theo chủ nghĩa Mác có vẻ bất ngờ và lạ lùng. Nhưng, trong trường hợp này, để giải thích cho hành vi của Tổng thống Pháp có thể nhắc đến câu tục ngữ Nga: Tên trộm hét lên "dừng tên trộm lại!". Bằng cách cáo buộc những người khác theo chủ nghĩa thực dân mới, Macron muốn cả thế giới tin rằng, Pháp - nước từng có thuộc địa ở mọi châu lục - ngày nay không phải như vậy. Nhưng điều này thật khó tin, đặc biệt khi biết về mối quan hệ của Paris với các thuộc địa cũ của Pháp ở Châu Phi được xây dựng như thế nào. Ví dụ, mối quan hệ với các quốc gia như Côte d'Ivoire và Niger, nơi Pháp đã nhiều lần can thiệp vào tiến trình chính trị nội bộ.
Mới đây, Tổng thống nước Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, người đang giữ chức vụ Chủ tịch Phong trào Không liên kết, đã lên án chính sách thực dân mới của Paris. Ông Aliyev tuyên bố:

“Pháp phải xin lỗi về thời kỳ thực dân và những tội ác đẫm máu, cũng như hành vi diệt chủng đối với các nước thuộc Phong trào Không liên kết ở Châu Phi, Đông Nam Á và các nơi khác".

Tuy nhiên, Macron vẫn chưa xin lỗi.
Trước đó vài năm, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã lên án các hành vi thực dân mới của Macron.
Nếu nói về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chúng ta có thể thấy rằng, ở đây Pháp cũng đang thi hành chính sách đế quốc mới và thực dân mới. Khu vực này được cho là nơi sinh sống của 1,6 triệu công dân Pháp. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng muốn phụ thuộc vào Paris. Trong nhiều năm nay, New Caledonia cố gắng giành độc lập, nhưng Paris muốn để quần đảo này tiếp tục là một phần lãnh thổ của Pháp. New Caledonia chiếm khoảng 25% trữ lượng niken của thế giới. Và tư bản Pháp không muốn mất vị trí của mình ở đây. Ngoài ra, một số căn cứ quân sự của Pháp được đặt ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và Paris dự định mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trên 7.000 quân nhân Pháp hiện diện thường trực trong khu vực này.
“Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” có lợi cho Châu Mỹ hay Châu Á?
Mọi người đều biết rằng, chính nước Pháp không thể thoát khỏi những quan điểm của thời kỳ thuộc địa đối với con cháu của những người đã từng sống ở các thuộc địa của Pháp. Theo kết quả khảo sát được thực hiện tại Pháp, 91% người da màu nói với những người thăm dò ý kiến ​​rằng họ đã hoặc đang bị phân biệt chủng tộc - ở trường học, nơi làm việc, trên đường về nhà, ở những khu vui chơi giải trí.
Vì vậy, "chủ nghĩa đế quốc mới", "chủ nghĩa thực dân mới" và những cụm từ như vậy chỉ là một cách để tránh khỏi những lời chỉ trích công bằng về chính sách đối ngoại của Pháp.
Thảo luận