"Có thể vào giữa hoặc cuối những năm 2030, Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện trong không gian vũ trụ đến mức trở thành người chơi chính, hoặc ít nhất là ngang tầm với Mỹ", - chuyên gia khẳng định.
Viện sĩ nói rõ rằng không thể xác định được nước dẫn đầu trong cuộc đua trên vũ trụ. Đây là lĩnh vực có nhiều hướng hoạt động. Nếu một nước chiếm ưu thế ở một hướng, thì họ nó có thể bị tụt hậu ở một hướng khác. Chuyên gia đưa ra ví dụ về việc trong cuộc chạy đua lên vũ trụ vào nửa sau thế kỷ 20 giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, các phi hành gia Mỹ đã hạ cánh trên Mặt trăng, còn tàu thám hiểm của Liên Xô lại khai thác được mẫu đất đá ở Mặt trăng đem về Trái đất.
"Như người ta vẫn nói, các cuộc thi đấu Olympic được tổ chức ở các môn thể thao khác nhau, nhưng vẫn có bảng tổng sắp thành tích đồng đội. Nếu nghiên cứu vũ trụ được đánh giá theo phương pháp thể thao như vậy, phương pháp mà tôi cho là không đúng, thì có lẽ về tổng thể trong nhiều lĩnh vực Trung Quốc có thể dần dần (không phải lúc này) trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ", - ông Lev Zelenyi nhận định.
"Dần dần, trong lĩnh vực nghiên cứu hành tinh, Trung Quốc đang bắt đầu đuổi kịp Hoa Kỳ. Rõ ràng là cho đến nay họ đang vượt qua Nga, nhưng tôi hy vọng điều đó chỉ là trong thời điểm hiện tại", - viện sĩ nói thêm.
Vào cuối tháng 4, người đứng đầu NASA Bill Nelson nói rằng ngày nay Hoa Kỳ đang cạnh tranh với Trung Quốc để giành chỗ đứng trên Mặt trăng và lo ngại rằng Bắc Kinh có thể vượt qua Washington và tuyên bố quyền hạn của mình đối với Nam Cực. Trước đó, ông Nelson đã nhiều lần nói rằng Washington đang chạy đua vào không gian vũ trụ với Bắc Kinh và cảnh báo quốc hội Hoa Kỳ rằng việc thiếu kinh phí có thể là một "thảm họa" đối với vai trò dẫn đầu của Mỹ trong không gian vũ trụ.