https://kevesko.vn/20230428/nguoi-dung-dau-nasa-noi-ve-canh-tranh-my---trung-quoc-de-gianh-cho-tren-mat-trang-22702973.html
Người đứng đầu NASA nói về cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc để giành chỗ trên Mặt Trăng
Người đứng đầu NASA nói về cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc để giành chỗ trên Mặt Trăng
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc để giành chỗ trên Mặt Trăng, lo ngại Bắc Kinh có thể vượt qua Washington và tuyên bố chủ quyền đối với Cực... 28.04.2023, Sputnik Việt Nam
2023-04-28T06:57+0700
2023-04-28T06:57+0700
2023-04-28T06:57+0700
khoa học
mặt trăng
nasa
trung quốc
hoa kỳ
vũ trụ
trái đất
https://cdn.img.kevesko.vn/img/350/28/3502855_0:103:3276:1946_1920x0_80_0_0_b7f242e5f8c5a521affeda005620ee40.jpg
"Chúng tôi đang có những chuyến bay đến đó theo chương trình sứ mệnh quốc tế vì mục đích khoa học và hòa bình", - ông Nelson khẳng định. Ông nhắc lại rằng sự quan tâm của cả hai cường quốc đối với khu vực này của Mặt trăng là do trên đó có nước ở dạng băng.Ông Nelson trước đây nhiều lần nói rằng Washington đang ở trong cuộc chạy đua lên vũ trụ với Bắc Kinh và cảnh báo Quốc hội Mỹ rằng việc thiếu kinh phí có thể là một "thảm họa" đe dọa vai trò đi đầu của Hoa Kỳ trong không gian vũ trụ.Chương trình thám hiểm Mặt trăng "Artemis" của MỹHoa Kỳ dưới thời chính quyền Donald Trump bắt đầu thực hiện chương trình trở lại Mặt trăng đầy tham vọng mang tên “Artemis” với kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ gần Mặt trăng và đưa các phi hành gia Mỹ hạ cánh trên bề mặt của nó vào năm 2025-2026. Theo chương trình nghiên cứu Mặt trăng vào tháng 6 năm nay Hoa Kỳ có kế hoạch đưa tàu thăm dò PRIME-1 đến Cực nam của Mặt trăng, như Nelson nói, để "tìm kiếm nước dưới bề mặt của nó". Vào cuối năm ngoái, NASA đã thực hiện một chuyến bay không người lái thử nghiệm vòng quanh Mặt trăng, chuyến bay có người lái được lên kế hoạch vào cuối năm sau.Chương trình “Hằng Nga” (Chang'e) của Trung QuốcChương trình thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc mang tên “Hằng Nga” (Chang'e) thực sự bắt đầu vào năm 2007, khi vệ tinh mặt trăng đầu tiên mang tên Hằng Nga-1 được phóng lên. Vào năm 2019 Trung Quốc đã khởi động giai đoạn tiếp theo của chương trình thăm dò Mặt trăng - thực hiện lần hạ cánh đầu tiên của một thiết bị thăm dò ở phía bên kia của Mặt trăng. Vào tháng 11/2020, tàu thăm dò Hằng Nga-5 đã đến Mặt trăng và chuyển các mẫu đất đá về Trái đất, từ đó Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô thực hiện được chuyến bay như vậy. Theo kế hoạch, vào năm 2024 tàu thăm dò Hằng Nga-6 sẽ được phóng lên để thu thập mẫu ở khu vực Cực nam Mặt trăng. Theo kế hoạch của Bắc Kinh, việc đưa phi hành gia Trung Quốc lên Mặt trăng có thể thực hiện được vào năm 2030.
https://kevesko.vn/20230103/giam-doc-nasa-thua-nhan-trung-quoc-co-the-tuyen-bo-lanh-tho-tren-mat-trang-20394484.html
mặt trăng
trung quốc
trái đất
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/350/28/3502855_273:0:3004:2048_1920x0_80_0_0_b0edc2224eedadc7e52da67a972adcf8.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, mặt trăng, nasa, trung quốc, hoa kỳ, vũ trụ, trái đất
khoa học, mặt trăng, nasa, trung quốc, hoa kỳ, vũ trụ, trái đất
Người đứng đầu NASA nói về cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc để giành chỗ trên Mặt Trăng
MOSKVA (Sputnik) - Mỹ đang cạnh tranh với Trung Quốc để giành chỗ trên Mặt Trăng, lo ngại Bắc Kinh có thể vượt qua Washington và tuyên bố chủ quyền đối với Cực nam ở đó, người đứng đầu NASA Bill Nelson cho biết hôm thứ Năm.
"Đây là ảnh chụp các hố thiên thạch ở Cực nam Mặt trăng, nơi chúng ta sẽ đến, cũng là nơi Trung Quốc sẽ đến... rất nhiều hố thiên thạch gây nguy hiểm, chỉ có một số nơi có thể hạ cánh. Như tôi đã nói, tôi lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đến được nơi ấy đầu tiên, tuyên bố đó là lãnh thổ của họ và nói với chúng ta - Chớ nhảy vào!", - người đứng đầu NASA cho biết tại phiên điều trần trước Ủy ban Khoa học công nghệ của Hạ viện Quốc hội Mỹ khi giới thiệu một bức ảnh chụp vệ tinh của Trái đất.
"Chúng tôi đang có những chuyến bay đến đó theo chương trình sứ mệnh quốc tế vì mục đích khoa học và hòa bình", - ông Nelson khẳng định. Ông nhắc lại rằng sự quan tâm của cả hai cường quốc đối với khu vực này của Mặt trăng là do trên đó có nước ở dạng băng.
Ông Nelson trước đây nhiều lần nói rằng Washington đang ở trong
cuộc chạy đua lên vũ trụ với Bắc Kinh và cảnh báo Quốc hội Mỹ rằng việc thiếu kinh phí có thể là một "thảm họa" đe dọa vai trò đi đầu của Hoa Kỳ trong không gian vũ trụ.
Chương trình thám hiểm Mặt trăng "Artemis" của Mỹ
Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Donald Trump bắt đầu thực hiện chương trình trở lại Mặt trăng đầy tham vọng mang tên “Artemis” với kế hoạch xây dựng một trạm vũ trụ gần Mặt trăng và đưa
các phi hành gia Mỹ hạ cánh trên bề mặt của nó vào năm 2025-2026. Theo chương trình nghiên cứu Mặt trăng vào tháng 6 năm nay Hoa Kỳ có kế hoạch đưa tàu thăm dò PRIME-1 đến Cực nam của Mặt trăng, như Nelson nói, để "tìm kiếm nước dưới bề mặt của nó". Vào cuối năm ngoái, NASA đã thực hiện một chuyến bay không người lái thử nghiệm vòng quanh Mặt trăng, chuyến bay có người lái được lên kế hoạch vào cuối năm sau.
Chương trình “Hằng Nga” (Chang'e) của Trung Quốc
Chương trình thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc mang tên “Hằng Nga” (Chang'e) thực sự bắt đầu vào năm 2007, khi vệ tinh mặt trăng đầu tiên mang tên Hằng Nga-1 được phóng lên. Vào năm 2019 Trung Quốc đã khởi động giai đoạn tiếp theo
của chương trình thăm dò Mặt trăng - thực hiện lần hạ cánh đầu tiên của một thiết bị thăm dò ở phía bên kia của Mặt trăng. Vào tháng 11/2020, tàu thăm dò Hằng Nga-5 đã đến Mặt trăng và chuyển các mẫu đất đá về Trái đất, từ đó Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô thực hiện được chuyến bay như vậy. Theo kế hoạch, vào năm 2024 tàu thăm dò Hằng Nga-6 sẽ được phóng lên để thu thập mẫu ở khu vực Cực nam Mặt trăng. Theo kế hoạch của Bắc Kinh, việc đưa phi hành gia Trung Quốc lên Mặt trăng có thể thực hiện được vào năm 2030.