Khủng hoảng hạt nhân. Phương Tây đối mặt với vấn đề dài hạn do đảo chính ở Niger

Cuộc đảo chính ở Niger có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho năng lượng châu Âu. Những người làm đảo chính tuyên bố ngừng cung cấp uranium cho Pháp. Thế giới nói về một sự can thiệp có thể xảy ra, Paris sơ tán công dân của mình.
Sputnik

Cuộc nổi loạn kỳ lạ

Vào ngày 26 tháng 7, lực lượng bảo vệ tổng thống phong tỏa nơi ở của nguyên thủ quốc gia Mohamed Bazum. Những người nổi dậy buộc tội tổng thống "quản lý tồi", tước bỏ quyền lực và bắt giam ông ta. Sau đó, chính quyền quân sự bãi bỏ hiến pháp, thành lập Hội đồng quốc gia bảo vệ Tổ quốc, đóng cửa biên giới, áp đặt lệnh giới nghiêm.
Thật kỳ lạ, Bazum vẫn giữ quyền truy cập Internet và ông kêu gọi những người ủng hộ qua Twitter. Ông nói chuyện qua điện thoại với Emmanuel Macron (Niger là thuộc địa của Pháp cho đến năm 1960), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres. Tất cả họ đều lên án cuộc nổi dậy. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng chỉ ra sự cần thiết phải khôi phục trật tự hiến pháp ở quốc gia Tây Phi này.
Điều đó không có tác dụng ảnh hưởng đối với quân nổi dậy. Tướng Abdurakhman Tchiani, chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống, tuyên bố mình là người đứng đầu Hội đồng Quốc gia và hứa sẽ ngăn chặn mọi âm mưu lật đổ chính phủ mới. Theo ông, các hành động khiêu khích đang được chuẩn bị để chống lại Niger. Đặc biệt là sự can thiệp quân sự của Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) và Pháp.
Pháp định chặn việc bán cho Mỹ công ty sản xuất thiết bị lò phản ứng hạt nhân

Sơ tán công dân và tối hậu thư

Điều này bị phản đối từ Paris. Nhưng họ báo trước người dân Pháp ở Niger sẽ được bảo vệ. Sau khi lực lượng nổi dậy cố gắng tấn công đại sứ quán, Macron cảnh báo nghiêm khắc về mọi hành động xâm phạm lợi ích của nước Pháp. Vào ngày 1 tháng 8, một cuộc sơ tán công dân được công bố - hiện có ít nhất năm nghìn người Pháp đang ở trong nước Niger.
ECOWAS đưa ra tối hậu thư cho chính quyền quân sự: vào cuối tuần đầu tiên của tháng 8, Bazum cần được trả tự do và khôi phục trật tự hiến pháp Nếu không, họ sẽ thực hiện "mọi biện pháp cần thiết" để giải quyết tình hình. Điều đáng làm rõ là "cộng đồng kinh tế" cũng có lực lượng vũ trang của mình.
Những người làm đảo chính được chính quyền Burkina Faso và Mali giáp với Niger hỗ trợ. Những người nổi dậy đang nắm quyền ở đó và họ tuyên bố bất kỳ sự can thiệp nào vào quốc gia láng giềng sẽ được coi là một cuộc chiến chống lại chính họ. Hai nước đe dọa rời khỏi ECOWAS. Tuy nhiên, tư cách thành viên của các quốc gia này đã bị đình chỉ trước đó do đảo chính.
ECOWAS tuyên bố cấm vận thương mại đối với Niger, đóng băng các tài khoản của nước này tại Ngân hàng Trung ương quốc gia Tây Phi. Điều này được thực hiện theo gợi ý của Tổng thống Nigeria Bol Tinubu, người hiện đang nắm cương vị chủ tịch cộng đồng kinh tế Tây Phi.

Phản ứng của chính quyền

Về phần mình mình, Hội đồng Quốc gia Niger ngừng cung cấp uranium và vàng cho Pháp. Ở châu Âu, điều này gây lo ngại. Niger chiếm khoảng 15% lượng uranium nhập khẩu của Pháp và lên tới 24% ở EU. Nguyên liệu thô cho năng lượng hạt nhân cũng đến từ Nga (mà phương Tây đang muốn từ bỏ), cũng như Kazakhstan. Theo các thông tin chưa được xác nhận, Brussels đang đàm phán với nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ kể từ mùa xuân để tăng cường mua hàng.
Orano, một nhà sản xuất nhiên liệu hạt nhân thuộc sở hữu của chính phủ Pháp, vẫn tiếp tục hoạt động ở Niger, Politico đưa tin. Công ty có ba mỏ ở đó, mặc dù hiện chỉ có một mỏ hoạt động. Các quan chức Paris và chuyên gia năng lượng nhanh chóng đảm bảo căng thẳng ở quốc gia Tây Phi không đe dọa ngành công nghiệp hạt nhân của Cộng hòa Pháp. Ngay cả khi ngừng sản xuất, lượng dự trữ sẽ đủ trong hai năm.
"Pháp không phụ thuộc vào bất kỳ công ty hay quốc gia nào để đảm bảo an ninh nguồn cung cấp cho các nhà máy điện", Bộ Năng lượng cho biết. Đầu năm nay, Orano thông báo cùng với chính phủ Niger, họ đang thăm dò các mỏ mới ở khu vực phía bắc của Arlit.
Cộng đồng Tây Phi cho rằng can thiệp quân sự vào Niger sẽ là lựa chọn cuối cùng
Nhưng về lâu dài, tình hình đối với châu Âu là đáng báo động. Nguyễn Phúc Vinh - chuyên gia năng lượng tại Institut Jacques Delors ở Paris, lo ngại cuộc khủng hoảng ở châu Phi sẽ khiến việc cắt đứt quan hệ với Nga là điều không thể.
"Uranium - và năng lượng hạt nhân nói chung - vẫn chưa bị trừng phạt. Nếu tình hình ở Niger xấu đi, điều này chắc chắn sẽ làm phức tạp thêm việc mở rộng các lệnh cấm", nhà phân tích lưu ý.

Đứng về phương Tây

Uranium là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Niger sau vàng. Việc đình chỉ giao hàng đến châu Âu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính quyền mới của nước cộng hòa châu Phi.
Nhưng EU tỏ ra quyết tâm.
"Cuộc tấn công không thể chấp nhận được vào tính toàn vẹn thể chế cộng hòa của Niger sẽ không phải là không có hậu quả đối với quan hệ đối tác và hợp tác", đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cảnh báo.
Việc cắt giảm tương tác sẽ không chỉ ảnh hưởng đến viện trợ nhân đạo - 25 triệu euro vào năm 2023.
Hoa Kỳ cho đến nay kiềm chế các đánh giá và tuyên bố gay gắt. Trước đây họ đã phân bổ hơn một trăm triệu đô la cho Niger. Có lẽ, phương Tây giữ đòn bẩy tài chính của áp lực trong trường hợp tối hậu thư của các nước châu Phi không hoạt động.
Thảo luận