«Chúng ta liên tục chứng kiến những nỗ lực mới nhằm giúp Zelensky «toả sáng» trên vũ đài quốc tế. Tại sao các ông bầu phương Tây không yêu cầu ông ta trình bày công khai với cộng đồng thế giới thứ «công thức» của Kiev, cho thấy cái nhìn về tình hình của người Nga và các dân tộc thiểu số khác ở đất nước họ sau khi đạt hiệu quả mà NATO và EU không tiếc tiền và vũ khí?», - ông Lavrov nói.
Theo quan điểm của Ngoại trưởng Nga, điều này lẽ ra sẽ giúp nhiều nước không thờ ơ ở nam bán cầu hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra khi xây dựng lập trường của họ. Các nước này quan tâm đến việc tìm hiểu bản chất của cuộc khủng hoảng Ukraina và triển vọng khắc phục xung đột, phía Nga thấy rõ nguyện vọng đó qua Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở Saint-Peterburg, ông Lavrov nhấn mạnh.
Nga đánh giá cao mọi nỗ lực nhằm đạt tới hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraina
Nga đánh giá cao bất kỳ nỗ lực nhằm đạt tới nền hòa bình công bằng và bền vững ở Ukraina, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố.
«Trong tương quan có nhiều sáng kiến về giải quyết vấn đề Ukraina, chúng tôi khẳng định đánh giá cao mọi nỗ lực nhằm đạt được nền hòa bình công bằng và bền vững», - ông Sergei Lavrov nói để trả lời câu hỏi của tạp chí «Đời sống quốc tế».
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng không một cuộc xung đột nào sẽ đạt được hòa bình nếu như không đảm bảo tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số, điều này đặc biệt rõ đối với Ukraina, nơi tiếng Nga luôn là ngôn ngữ mẹ đẻ của đa số cư dân.
«Không ai ở Washington, London, Paris hay Brussels nói lời nào về thái độ đối với lập trường mà chế độ Kiev lớn tiếng rêu rao nhiều lần, rằng «sẽ lấy lại Crưm, Donbass và những vùng đất khác của chúng ta», và rằng «sẽ hủy diệt mọi thứ của Nga ở đó», - ông Lavrov nhấn mạnh.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.