Những trang sử vàng

Những ngày ẩm thực Việt Nam ở Mátxcơva một trăm năm trước

Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm dành riêng nói về tiến trình làm quen và hiểu biết lẫn nhau của người Nga và người Việt Nam, những mốc ngày tháng, sự kiện và giai đoạn đáng ghi nhớ trong lịch sử cảm thông và hợp tác giữa hai nước chúng ta.
Sputnik
Trong các bài mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về giai đoạn đầu tiên trong quá trình học tập ở Matxcơva của những người cách mạng Việt Nam trong hệ thống Quốc tế Cộng sản vào những năm 20-30 của thế kỷ trước.

Những môn học nào đối với lưu học sinh Việt Nam ở Matxcơva?

Trong số các lưu học sinh có những người rất khác nhau. Họ đến qua đường Trung Quốc và qua đường Pháp, có những cấp học khác nhau. Trong số họ có những người có trình độ sơ học và những người nói được một số ngôn ngữ châu Âu. Do đó, cần phải chuẩn bị những chương trình giảng dạy khác nhau. Nhưng, trong mọi trường hợp, các môn học chính là tiếng Nga và tiếng Pháp, lịch sử cách mạng Nga và các phong trào cách mạng ở phương Đông, triết học, kinh tế chính trị, xây dựng đảng. Học sinh đã nghiên cứu những điều cơ bản về hoạt động bí mật, chiến thuật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh du kích.
Các giáo viên giỏi nhất của Liên Xô đã tham gia giảng bài, các nhà lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Liên Xô thường được mời giảng. Trong số các giáo viên có hai người Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh dùng tên Lin trong khoảng thời gian ở Liên Xô, đã đọc bài giảng về các vấn đề Đông Dương, và Nguyễn Khánh Toàn, lấy tên là Minin, chuyên dạy tiếng Pháp.
Theo quy định, trong danh sách các môn học bắt buộc có tiếng Nga và tiếng Pháp, vì vậy đối với hầu hết sinh viên, các bài giảng phải được dịch sang tiếng Việt. Công việc này thường được thực hiện bởi Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Khánh Toàn và Trần Văn Giàu. Họ đã dịch ra tiếng Việt các tác phẩm của Karl Marx và Lenin, các văn kiện của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Liên Xô. Sau đó, các bản dịch của họ được xuất bản và vận chuyển qua Châu Âu đến Việt Nam.
Những trang sử vàng
Cách đây trăm năm có bao nhiêu du học sinh Việt Nam ở Matxcơva?
Đồng chí Trần Văn Giàu, người đã học tại Trường Phương Đông KUTV vào năm 1930-1932, viết hồi ký thú vị về công việc này. Cụ thể, ông cho biết rằng, ba rúp được trả để dịch một trang sang tiếng Việt và một rúp để in lại một trang trên máy đánh chữ. Vào thời điểm đó, tiền công như vậy là khá tốt, đủ để ăn thịt nướng trong công viên bên bờ sông Matxcơva.
Chương trình đào tạo cho sinh viên Việt Nam cũng bao gồm các công việc thực tế. Ngoài thời gian làm việc tại các xí nghiệp Matxcơva, họ còn phải viết bài cho báo chí cộng sản Đông Dương và Pháp, làm báo tường, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về các sự kiện cách mạng ở Việt Nam. Sinh viên Việt Nam thường phát biểu tại các nhà máy ở thủ độ Liên Xô, báo cáo về tình hình ở Đông Dương, giúp tổ chức các sự kiện của Tổ chức Quốc tế Ủng hộ các Chiến sĩ Cách mạng.
Trong hồi ký của mình, đồng chí Trần Văn Giàu viết rằng khi trở về quê hương và bị bắt vào tù, ông đã tổ chức các khóa giáo dục chính trị cho các tù nhân ở đó. Và kinh nghiệm có được khi học ở Matxcơva rất hữu ích với ông.
Một số lưu học sinh Việt Nam làm nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu Những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản. Chẳng hạn, Lê Hồng Phong nghiên cứu về tình hình kinh tế và chính trị ở Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nghiên cứu về vấn đề cách mạng ruộng đất ở các nước Đông Nam Á. Nguyễn Khánh Toàn làm luận văn về đề tài “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn”. Ngoài ra, ông là tác giả của cuốn sách giáo khoa đầu tiên dạy tiếng Việt dành cho người Nga xuất bản tại Mátxcơva năm 1933 và bắt đầu biên soạn cuốn từ điển Nga-Việt đầu tiên. Trần Văn Giàu đã viết cuốn Nghệ Tĩnh Đỏ (Godovshina krasnovo Ngeana), và Hà Huy Tập biên soạn một số bài tóm tắt. Hầu hết các tác phẩm này được tạo ra vào những năm 20 - 30 của thế kỷ trước được lưu vào kho lưu trữ ở Mátxcơva và vẫn thu hút sự quan tâm rộng rãi từ các chuyên gia.

100 năm trước, cuộc sống của người Việt ở Matxccơva như thế nào?

Tình hình kinh tế nước Nga khi đó, đặc biệt là những năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mười và cuộc nội chiến, rất khó khăn. Nhưng nhà nước đã làm mọi thứ cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cuộc sống và học tập của sinh viên nước ngoài tại các cơ sở giáo dục của Quốc tế Cộng sản, bao gồm cả những người đến từ Việt Nam.
Mức hỗ trợ sinh hoạt phí cho lưu học sinh đã là tốt hơn nhiều so với sinh viên Nga của các trường đại học khác. Họ được cung cấp miễn phí quần áo, giày dép và các nhu yếu phẩm cơ bản. Họ được cung cấp thức ăn và chăm sóc y tế miễn phí. Mỗi tháng lưu học sinh được cấp một trăm bốn mươi rúp - trong những năm đó, đó là số tiền rất tốt. Họ sống trong những ký túc xá với đầy đủ tiện nghi ở trung tâm Matxcơva.
Trong kỳ nghỉ, họ có thể đi du lịch - cũng do ngân sách nhà nước Nga cấp - đến các khu nghỉ dưỡng và nhà nghỉ. Ví dụ, vào năm 1936, các sinh viên Việt Nam đã đi nghỉ ở Crưm: Yalta và Alupka, và ở vùng Kavkaz: Sochi, Sukhumi, Pyatigorsk, Essentuki.
Các chuyến du ngoạn đến những địa điểm hấp dẫn và bảo tàng ở Mátxcơva thường được tổ chức cho sinh viên Việt Nam. Tất cả họ đã đến thăm Điện Kremlin, Bảo tàng Cách mạng và Bảo tàng Lênin, tham gia lễ khai trương những ga tàu điện ngầm mới, đến rạp chiếu phim và nhà hát, trượt băng và trượt tuyết trong các công viên ở Matxcơva. Họ thường đến thăm một nhà máy đã nhận đỡ đầu Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong ký túc xá, họ tổ chức những buổi liên hoan, mời các giáo viên người Nga, chiêu đãi họ các món ăn truyền thống Việt Nam ngon đặc sắc.
Các lưu học sinh Việt Nam thường đến du lịch Leningrad (Saint Peterburg ngày nay), họ đặc biệt thích đến thăm Pháo đài Peter và Paul, Bảo tàng Ermitage và Bảo tàng Hàng hải. Họ đã đến thăm bến cảng - nơi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Liên Xô vào năm 1923, Nhà máy đóng tàu Baltic, Nhà máy thủy điện trên sông Volkhov.
Những trang sử vàng
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt của cách mạng Việt Nam trên đất Nga
Sinh viên Việt Nam đã làm quen với công việc của các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội. Họ đã đến thăm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, các bộ, Hội đồng Thành phố Mátxcơva, Hội đồng Công đoàn, những đảng ủy quận, trường trung học và trường đại học, trại trẻ mồ côi và trại hè cho trẻ em. Khi Liên Xô phát động chiến dịch toàn quốc ủng hộ Cộng hòa Tây Ban Nha, sinh viên Việt Nam đã quyên góp một số tiền đáng kể cho quỹ này.
Kỳ thực tập tại những xí nghiệp khác nhau, không chỉ ở Mátxcơva, đã giúp sinh viên Việt Nam làm quen với nước Nga. Vào năm 1935, họ đã có kỳ thực tập tại hai nhà máy ô tô lớn nhất lúc bấy giờ - ở thủ đô Mátxcơva và thành phố Gorky. Điều đáng chú ý, 45 năm sau, những người lao động Việt Nam đầu tiên đến Nga theo Thỏa thuận Hợp tác trong lĩnh vực Lao động đã được gửi đến hai xí nghiệp này.
Chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về quá trình học tập và cuộc sống ở Nga của du học sinh Việt Nam vào những năm 20 - 30 của thế kỷ trước trong bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài “Những trang sử vàng”.
Thảo luận