https://kevesko.vn/20230724/dao-tao-boi-duong-can-bo-nong-cot-cua-cach-mang-viet-nam-tren-dat-nga-24247745.html
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt của cách mạng Việt Nam trên đất Nga
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt của cách mạng Việt Nam trên đất Nga
Sputnik Việt Nam
Sputnik tiếp tục loạt bài mạn đàm về lịch sử hiểu biết lẫn nhau của người Nga và người Việt Nam và những trang sử đáng nhớ trong biên niên sử quan hệ... 24.07.2023, Sputnik Việt Nam
2023-07-24T07:48+0700
2023-07-24T07:48+0700
2023-07-24T07:48+0700
những trang sử vàng
quan điểm-ý kiến
tác giả
hồ chí minh
vladivostok
nga
hợp tác nga-việt
việt nam
trường học
pháp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/14/24249021_0:0:776:437_1920x0_80_0_0_6be5aa1a2ad1862b5cc31cce76cd2132.jpg
Ngay từ những ngày đầu ở nước Nga Xô viết, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị của Việt Nam cho cách mạng giải phóng dân tộc. 100 năm trước, ngày 30 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Matxcơva, và ngay lập tức Người đặt vấn đề gửi đồng bào của mình đến đây để học tập. Trong bài phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng năm 1924 và trong bức thư gửi lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nói về mong muốn cử người Việt Nam và đại diện của các nước thuộc địa châu Á khác sang Matxcơva học tập. Người chú ý đặc biệt đến các tổ chức giáo dục thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản, và trên hết là Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông (KUTV). Trong bài viết đăng trên báo “Đời sống thợ thuyền” (La Vie Ouvrière) số 20, nǎm 1924, Người lưu ý: “Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông đang làm một công việc vĩ đại, đoàn kết tất cả các lực lượng trẻ, năng động, tài năng của các nước thuộc địa”.Nơi rèn luyện các chiến sĩ cách mạngĐại học Cộng sản của những người lao động phương Đông mang tên Stalin đã được thành lập vào năm 1921. Trường này bắt đầu bằng việc đào tạo cán bộ cho Đảng và cho các Xô viết tại các nước công hoà tự trị, các công xã và các dân tộc ít người trong nước Nga. Vào cuối năm 1922, Đại học Phương Đông KUTV trở thành trường đầu tiên ở Liên Xô tiếp nhận người nước ngoài tại phân hiệu đặc biệt. Chẳng bao lâu sau, trường KUTV bắt đầu giảng dạy bằng bảy thứ tiếng nước ngoài phục vụ cho đông đảo quần chúng lao động phương Đông: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Nga.Trường gồm hai hệ đào tạo ngắn hạn (1-1,5 năm) và dài hạn (3-4 năm) dành cho các Đảng viên, Đoàn viên cốt cán, học vấn trung bình. Song, Trương cũng có thể tiếp nhận những người ngoài đảng, hoặc có trình độ sơ học, nhưng đã tích cực tham gia phong trào cách mạng tại các nước vừa mới có Đảng. Cá biệt, nhà trường tiếp nhận cả những trường hợp hoàn toàn thất học.Số lượng lưu học sinh từ các quốc gia phương Đông tăng lên hàng năm. Do đó, vào năm 1936, ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản đã thông qua quyết định tách bộ phận nước ngoài khỏi hệ thống KUTV và biến nó thành một trường học độc lập. Thế là Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa được thành lập và được giao nhiệm vụ đào tạo sinh viên nước ngoài. Tuy nhiên, cơ sở giáo dục này không tồn tại lâu: vào cuối năm 1938, cả Viện và KUTV đều bị đóng cửa.Còn các cán bộ cấp cao của các đảng cộng sản nước ngoài - học viên người châu Âu và châu Mỹ - đã được đào tạo tại các Khóa học Lênin Quốc tế do Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản thành lập vào năm 1924. Năm 1928, các khóa học này được chuyển thành Trường Quốc tế Lênin. Hiệu trưởng đầu tiên của nó là Nikolai Bukharin, Hội đồng quản trị của trường bao gồm Palmiro Togliatti, sau này là lãnh đạo của những người Cộng sản Ý. Vào trường khó hơn nhiều so với vào KUTV, và việc tuyển chọn cũng khắt khe hơn nhiều. Ví dụ, chỉ những người đã có kinh nghiệm lãnh đạo công tác đảng, biết một trong các ngôn ngữ châu Âu mới được nhận. Trường Quốc tế Lênin đã hoạt động cho đến cuối năm 1938.Ngoài các trường này, hệ thống các tổ chức giáo dục của Quốc tế Cộng sản bao gồm nhiều trường học và khóa học đặc biệt khác nhau. Ví dụ, Ủy ban quân sự của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản có một trường đào tạo cán bộ quân sự cho các đảng cộng sản nước ngoài. Các học viên được dạy các chiến thuật chiến tranh du kích, chiến đấu trên đường phố. Nhiều người từng tốt nghiệp trường này sau đó trở thành những nhân vật nổi bật ở Tây Ban Nha, Nam Tư, Ba Lan và Trung Quốc.Ở khu vực thành phố Pushkino gần Matxcơva đã có một trường quân sự, tại đó có một nhóm học viên nói tiếng Pháp. Chương trình học của họ bao gồm việc học mã Morse, ngôn ngữ, lịch sử và địa lý của các quốc gia mà họ sẽ làm việc trong tương lai.Ngoài ra, các học viên nước ngoài đã học tại Trường Lý luận Quân sự của Lực lượng Không quân ở Leningrad và Trường Không quân ở Borisoglebsk. Trường này vẫn tồn tại. Hiện nay, có chân dung Lê Hồng Phong thời 20 tuổi trên bảng danh dự của Trường đào tạo phi công Borisoglebsk.Những con đường một thế kỷ trước đưa người Việt đến nước NgaKể từ năm 1925, theo đề nghị của Hồ Chí Minh được Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chấp thuận, những nhà cách mạng Việt Nam bắt đầu đến học tại KUTV và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản. Những người Việt Nam đã đến Nga từ Pháp và từ Trung Quốc. Theo đó, đối với cả hai nhóm, hành trình đến Matxcơva đã được xác định.Hành trình qua Trung Quốc giống như lộ trình đã được phát triển từ năm 1920 bởi các đại diện Nga, những người đã thảo luận với Phan Bội Châu về kế hoạch của ông không bao giờ thành hiện thực - gửi người Việt Nam sang Nga du học. Cần phải đến Thượng Hải, ở đó lên tàu biển của Nga đến Vladivostok và từ Vladivostok bằng tàu hỏa dọc theo Đường sắt xuyên Siberia đến Matxcơva. Chẳng hạn, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã đi theo con đường này vào năm 1934. Nhưng cũng có những lựa chọn. Ví dụ, những người Việt Nam tham dự Đại hội Công đoàn Quốc tế đã đến Hồng Kông và từ đó đến Cáp Nhĩ Tân. Tại đó họ đã gặp người đại diện của Nga, và người này đã dẫn họ đi qua vùng núi đến đồn biên phòng Nga, và chỉ sau đó họ mới đến Matxcơva bằng tàu hỏa từ Vladivostok.Hành trình châu Âu bắt đầu ở Paris, sau đó đi tàu hỏa đến Đức, nơi có lãnh sự quán Nga, để xin thị thực nhập cảnh. Từ Hamburg hoặc Cologne trên con tàu của Nga đến Leningrad, khi đó mang tên Peterburg, sau đó bằng tàu hỏa - đến Matxcơva. Tuy nhiên, đôi khi những người Việt Nam đã đi từ Đức không phải bằng tàu biển mà bằng tàu hỏa - qua Ba Lan. Đồng thời, để cảnh sát Pháp thường xuyên theo dõi những người Việt Nam không biết về sự ra đi của họ, Đảng Cộng sản Pháp đã cung cấp cho họ hộ chiếu Trung Quốc. Theo hộ chiếu này, chủ sở hữu là công dân Trung Quốc muốn trở về quê hương qua Matxcơva và Vladivostok.Tại Mátxcơva, bộ phận quan hệ quốc tế của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã lập bảng dự toán chi phí liên quan đến những người Việt Nam đến từ Trung Quốc và Pháp. Bảng dự toán bao gồm tiền đi lại, thực phẩm, quần áo. Ví dụ, vào năm 1925, một người Việt Nam đến từ Pháp - đó là một chặng đường ngắn – đã được phân bổ 125 rúp vàng, và người đến từ Trung Quốc - một chặng đường dài - 250 rúp vàng.Con đường về quê hương của những người Việt Nam đã hoàn thành việc học ở Matxcơva thường đi qua châu Âu. Ví dụ, vào năm 1937, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đã từ Mátxcơva sang Đức, từ đó sang Pháp, rồi sang Ý, rồi đi tàu biển qua Địa Trung Hải, qua kênh Suez, Singapore - về Sài Gòn.Có bao nhiêu người Việt Nam đến Nga vào thập niên 1920-1930? Điều này sẽ được thảo luận trong bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài “Những trang sử vàng”.
https://kevesko.vn/20230703/nguyen-ai-quoc---ho-chi-minh-o-matxcova-23862037.html
https://kevesko.vn/20230605/nhung-nguoi-nga-dau-tien-nam-lai-dat-viet-23352757.html
vladivostok
pháp
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/07/14/24249021_0:0:776:583_1920x0_80_0_0_7bf3dfb4d5835352acf41290babbdc57.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
quan điểm-ý kiến, tác giả, hồ chí minh, vladivostok, nga, hợp tác nga-việt, việt nam, trường học, pháp
quan điểm-ý kiến, tác giả, hồ chí minh, vladivostok, nga, hợp tác nga-việt, việt nam, trường học, pháp
Ngay từ những ngày đầu ở nước Nga Xô viết, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị của Việt Nam cho cách mạng giải phóng dân tộc. 100 năm trước, ngày 30 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Matxcơva, và ngay lập tức Người đặt vấn đề gửi đồng bào của mình đến đây để học tập. Trong bài phát biểu tại Đại hội Quốc tế Cộng năm 1924 và trong bức thư gửi lãnh đạo Quốc tế Cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nói về mong muốn cử người Việt Nam và đại diện của các nước thuộc địa châu Á khác sang Matxcơva học tập. Người chú ý đặc biệt đến các tổ chức giáo dục thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản, và trên hết là Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông (KUTV). Trong bài viết đăng trên báo “Đời sống thợ thuyền” (La Vie Ouvrière) số 20, nǎm 1924, Người lưu ý: “Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông đang làm một công việc vĩ đại, đoàn kết tất cả các lực lượng trẻ, năng động, tài năng của các nước thuộc địa”.
Nơi rèn luyện các chiến sĩ cách mạng
Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông mang tên Stalin đã được thành lập vào năm 1921. Trường này bắt đầu bằng việc đào tạo cán bộ cho Đảng và cho các Xô viết tại các nước công hoà tự trị, các công xã và các dân tộc ít người trong nước Nga. Vào cuối năm 1922, Đại học Phương Đông KUTV trở thành trường đầu tiên ở
Liên Xô tiếp nhận người nước ngoài tại phân hiệu đặc biệt. Chẳng bao lâu sau, trường KUTV bắt đầu giảng dạy bằng bảy thứ tiếng nước ngoài phục vụ cho đông đảo quần chúng lao động phương Đông: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Nga.
Trường gồm hai hệ đào tạo ngắn hạn (1-1,5 năm) và dài hạn (3-4 năm) dành cho các Đảng viên, Đoàn viên cốt cán, học vấn trung bình. Song, Trương cũng có thể tiếp nhận những người ngoài đảng, hoặc có trình độ sơ học, nhưng đã tích cực tham gia phong trào cách mạng tại các nước vừa mới có Đảng. Cá biệt, nhà trường tiếp nhận cả những trường hợp hoàn toàn thất học.
Số lượng lưu học sinh từ các quốc gia phương Đông tăng lên hàng năm. Do đó, vào năm 1936, ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản đã thông qua quyết định tách bộ phận nước ngoài khỏi hệ thống KUTV và biến nó thành một trường học độc lập. Thế là Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa được thành lập và được giao nhiệm vụ đào tạo sinh viên nước ngoài. Tuy nhiên, cơ sở giáo dục này không tồn tại lâu: vào cuối năm 1938, cả Viện và KUTV đều bị đóng cửa.
Còn các cán bộ cấp cao của các đảng cộng sản nước ngoài - học viên người châu Âu và châu Mỹ - đã được đào tạo tại các Khóa học Lênin Quốc tế do Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản thành lập vào năm 1924. Năm 1928, các khóa học này được chuyển thành Trường Quốc tế Lênin. Hiệu trưởng đầu tiên của nó là Nikolai Bukharin, Hội đồng quản trị của trường bao gồm Palmiro Togliatti, sau này là lãnh đạo của những người Cộng sản Ý. Vào trường khó hơn nhiều so với vào KUTV, và việc tuyển chọn cũng khắt khe hơn nhiều. Ví dụ, chỉ những người đã có kinh nghiệm lãnh đạo công tác đảng, biết một trong các ngôn ngữ
châu Âu mới được nhận. Trường Quốc tế Lênin đã hoạt động cho đến cuối năm 1938.
Ngoài các trường này, hệ thống các tổ chức giáo dục của Quốc tế Cộng sản bao gồm nhiều trường học và khóa học đặc biệt khác nhau. Ví dụ, Ủy ban quân sự của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản có một trường đào tạo cán bộ quân sự cho các đảng cộng sản nước ngoài. Các học viên được dạy các chiến thuật chiến tranh du kích, chiến đấu trên đường phố. Nhiều người từng tốt nghiệp trường này sau đó trở thành những nhân vật nổi bật ở Tây Ban Nha, Nam Tư, Ba Lan và Trung Quốc.
Ở khu vực thành phố Pushkino gần Matxcơva đã có một trường quân sự, tại đó có một nhóm học viên nói tiếng Pháp. Chương trình học của họ bao gồm việc học mã Morse, ngôn ngữ, lịch sử và địa lý của các quốc gia mà họ sẽ làm việc trong tương lai.
Ngoài ra, các học viên nước ngoài đã học tại Trường Lý luận Quân sự của Lực lượng Không quân ở Leningrad và Trường Không quân ở Borisoglebsk. Trường này vẫn tồn tại. Hiện nay, có chân dung Lê Hồng Phong thời 20 tuổi trên bảng danh dự của Trường đào tạo phi công Borisoglebsk.
Những con đường một thế kỷ trước đưa người Việt đến nước Nga
Kể từ năm 1925, theo đề nghị của Hồ Chí Minh được Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chấp thuận, những nhà cách mạng Việt Nam bắt đầu đến học tại KUTV và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống Quốc tế Cộng sản. Những người Việt Nam đã đến Nga từ Pháp và từ Trung Quốc. Theo đó, đối với cả hai nhóm, hành trình đến Matxcơva đã được xác định.
Hành trình qua Trung Quốc giống như lộ trình đã được phát triển từ năm 1920 bởi các đại diện Nga, những người đã thảo luận với Phan Bội Châu về kế hoạch của ông không bao giờ thành hiện thực - gửi người Việt Nam sang Nga du học. Cần phải đến Thượng Hải, ở đó lên tàu biển của Nga đến Vladivostok và từ Vladivostok bằng tàu hỏa dọc theo Đường sắt xuyên
Siberia đến Matxcơva. Chẳng hạn, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã đi theo con đường này vào năm 1934. Nhưng cũng có những lựa chọn. Ví dụ, những người Việt Nam tham dự Đại hội Công đoàn Quốc tế đã đến Hồng Kông và từ đó đến Cáp Nhĩ Tân. Tại đó họ đã gặp người đại diện của Nga, và người này đã dẫn họ đi qua vùng núi đến đồn biên phòng Nga, và chỉ sau đó họ mới đến Matxcơva bằng tàu hỏa từ Vladivostok.
Hành trình châu Âu bắt đầu ở Paris, sau đó đi tàu hỏa đến Đức, nơi có lãnh sự quán Nga, để xin thị thực nhập cảnh. Từ Hamburg hoặc Cologne trên con tàu của Nga đến Leningrad, khi đó mang tên Peterburg, sau đó bằng tàu hỏa - đến Matxcơva. Tuy nhiên, đôi khi những người Việt Nam đã đi từ Đức không phải bằng tàu biển mà bằng tàu hỏa - qua
Ba Lan. Đồng thời, để cảnh sát Pháp thường xuyên theo dõi những người Việt Nam không biết về sự ra đi của họ, Đảng Cộng sản Pháp đã cung cấp cho họ hộ chiếu Trung Quốc. Theo hộ chiếu này, chủ sở hữu là công dân Trung Quốc muốn trở về quê hương qua Matxcơva và Vladivostok.
Tại Mátxcơva, bộ phận quan hệ quốc tế của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã lập bảng dự toán chi phí liên quan đến những người Việt Nam đến từ Trung Quốc và Pháp. Bảng dự toán bao gồm tiền đi lại, thực phẩm, quần áo. Ví dụ, vào năm 1925, một người Việt Nam đến từ Pháp - đó là một chặng đường ngắn – đã được phân bổ 125 rúp vàng, và người đến từ Trung Quốc - một chặng đường dài - 250 rúp vàng.
Con đường về quê hương của những người Việt Nam đã hoàn thành việc học ở Matxcơva thường đi qua châu Âu. Ví dụ, vào năm 1937, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn đã từ Mátxcơva sang Đức, từ đó
sang Pháp, rồi sang Ý, rồi đi tàu biển qua Địa Trung Hải, qua kênh Suez, Singapore - về Sài Gòn.
Có bao nhiêu người Việt Nam đến Nga vào thập niên 1920-1930? Điều này sẽ được thảo luận trong bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài “Những trang sử vàng”.