"Các loại kỹ thuật quân sự được phát triển trong nước từ khoảng năm 1980 đến thập niên 2000, đã được tạo ra có tính đến những thách thức mà vũ khí này có thể gặp phải, kể cả trên chiến trường châu Âu, nghĩa là trong trường hợp xảy ra cuộc đối đầu với các lực lượng NATO. Nhìn chung, các phương tiện chiếu đấu của chúng tôi chịu được cuộc đối đầu này. Nếu nói cụ thể về các phiên bản nâng cấp của xe tăng T-72, T-80 với hệ thống phòng thủ chủ động, thì chúng tôi thấy rằng, những chiếc xe tăng này đủ sức đấu ngang ngửa với vũ khí chống tăng hiện đại, với các loại xe tăng hiện đại của phương Tây. Các công nghệ và đổi mới được sử dụng trong thập kỷ qua để hiện đại hóa những chiếc xe tăng này hóa ra khá thành công và phù hợp với tình hình hiện nay. Nếu nói về các mẫu xe tăng mới nhất của chúng tôi, thì xe tăng T-90M Proryv đã khẳng định tính năng kỹ chiến thuật trong các trận chiến đấu. Từ quan điểm bảo vệ toàn diện, T-90M Proryv ngang tầm với những mẫu xe tăng hiện đại nhất của phương Tây, và thậm chí có thể vượt qua chúng về một số mặt", - chuyên gia Dmitry Kornev cho biết.
Các hệ thống tên lửa chống tăng của Nga
"Tổ hợp tên lửa chống tăng hiệu quả nhất là Vikhr. Tên lửa Vikhr được trang bị cho các loại trực thăng, đặc biệt là Ka-52. Hiện tại không có khả năng bảo vệ chống lại Vikhr. Tên lửa có tốc độ hành trình siêu thanh 2 Mach, gấp hai lần tốc độ âm thanh, xác suất bắn trúng mục tiêu chính xác cao - gần bằng 1. Và đối với bộ binh - đây là những tổ hợp Kornet được thiết kế để tiêu diệt hầu hết các loại xe tăng chủ lực hiện đại. Các tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet đang được sử dụng khá rộng rãi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Lực lượng vũ trang Ukraina ở hướng Nam chính là các công tác phối hợp nhằm xây dựng hệ thống phòng thủ: những bãi mìn, các tổ hợp chống tăng của lực lượng mặt đất và công việc của các phi công trực thăng. Nhờ đó, Nga có thể ngăn chặn bất kỳ cuộc đột kích nào bằng xe tăng", - chuyên gia Dmitry Kornev nhấn mạnh.