Mục tiêu hội nhập NATO với AUKUS là gây áp lực lên Trung Quốc và Nga

Hoa Kỳ đang tìm cách định dạng lại hệ thống tương tác giữa các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo khuôn mẫu của họ. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong bài phát biểu qua video tại Hội nghị An ninh Quốc tế Matxcơva lần thứ 11.
Sputnik
Theo ông Putin, cái gọi là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ thực tế nhằm tạo ra các hiệp hội quân sự - chính trị do Washington kiểm soát.
"Chúng tôi không loại trừ khả năng họ đang theo đuổi hợp nhất hoàn toàn NATO với khối AUKUS", - ông Putin nhấn mạnh.
Các nước châu Á cũng có những lo ngại về các quá trình này, chuyên gia Anatoly Smirnov, Chủ tịch Viện Nghiên cứu an ninh toàn cầu quốc gia (Nga), nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Phương Tây đang tăng cường quá trình hội nhập NATO với khối AUKUS nhằm gây áp lực kép - đối với Trung Quốc và đối với các phân khúc phía đông trong chính sách của Nga. Một ví dụ là những nỗ lực nhằm lôi kéo Nhật Bản và Hàn Quốc vào khối AUKUS. Họ muốn để Nga và Trung Quốc chuyển nguồn lực từ các chương trình phát triển quốc gia đến chương trình tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và EU đang cố gắng tạo ra vấn đề cho những quốc gia từ chối ủng hộ chính sách của họ. Nhiều quốc gia châu Á đã nhận thức rõ về chính sách bóp nghẹt này – với nhiều phương pháp gây áp lực, ngăn chặn, tống tiền, các rào cản tài chính và biện pháp trừng phạt, vận động hành lang thô bạo vì lợi ích của Hoa Kỳ và phương Tây", - ông Anatoly Smirnov nói.
Tổng thống Nga Putin: Phương Tây có kế hoạch hợp nhất lực lượng NATO với khối AUKUS

Tăng cường quan hệ song phương

Trong số hơn 800 đại biểu đến từ 76 quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc đang tham gia Hội nghị An ninh quốc tế Matxcơva lần thứ 11 (MCIS-11). Theo nhận định của chuyên gia cao cấp Zhou Rong từ Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang) thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, chuyến thăm của Bộ trưởng Trung Quốc tới Nga phản ánh sự phát triển không ngừng của mối quan hệ quân sự song phương.

“Trong chuyến thăm Nga đầu tiên ngay sau khi ông Lý Thượng Phúc được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, hai bên đã thảo luận về hợp tác chiến lược Trung-Nga. Chuyến thăm tiếp theo tới Nga sau 4 tháng là minh chứng cho những kết quả cụ thể đã đạt được trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Ngoài ra, hai nước đã từ lâu thông qua kế hoạch về một loạt cuộc tập trận quân sự chiến lược Trung-Nga. Như vậy, chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhằm củng cố niềm tin của lực lượng vũ trang hai nước vào sự phát triển tiếp theo của mối quan hệ chiến lược và thể hiện quyết tâm của hai nước trong việc phát triển quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược. Cho dù cộng đồng quốc tế cố gắng cô lập Nga như thế nào thì tình hữu nghị giữa chính phủ Trung Quốc với người dân Nga vẫn không thay đổi”, - chuyên gia Trung Quốc lưu ý.

Hội nghị An ninh quốc tế Matxcơva

Theo chuyên gia Zhou Rong, một trong những mục tiêu của Bộ trưởng Lý Thượng Phúc tham dự hội nghị ở Matxcơva là truyền đạt quan điểm của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng xung quanh Ukraina cho các đồng nghiệp nước ngoài.

“Điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc không có nghĩa là Bắc Kinh đã thay đổi quan điểm về vấn đề Nga-Ukraina. Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng, chúng tôi ủng hộ hòa bình. Mục đích chính của Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc trong chuyến thăm tới Nga là tham dự Hội nghị An ninh quốc tế lần thứ XI ở Mátxcơva, và tôi nghĩ rằng, trong chuyến thăm này, ông cũng sẽ nói rõ quan điểm công bằng của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraina và sẽ truyền đạt quan điểm này cho toàn thế giới từ diễn đàn Matxcơva. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã tham dự hội nghị thượng đỉnh do Ả Rập Saudi đăng cai. Do sự tham gia của CHND Trung Hoa, bản chất của hội nghị thượng đỉnh đã trải qua những thay đổi lớn. Nếu không có Trung Quốc, cuộc gặp này có thể được coi là hội nghị thượng đỉnh của liên minh chống Nga. Ngay sau hội nghị thượng đỉnh, Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Trung Quốc đã có cuộc điện đàm và trao đổi ý kiến. Cuộc đối thoại hiện tại giữa các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Nga có thể nâng cao hơn nữa nhận thức về việc: nền tảng của sự hợp tác quân sự Trung-Nga sẽ không thay đổi, lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với Ukraina sẽ không thay đổi và CHND Trung Hoa sẽ tiếp tục thúc đẩy ổn định khu vực và thúc đẩy khái niệm hòa bình trên thế giới. Đó là lý do tại sao Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự cô lập của Nga”, - chuyên gia Zhou Rong nhấn mạnh.

Australia muốn AUKUS giúp tạo lập và thành trung tâm của «NATO mini» ở châu Á
Nga và Trung Quốc đã phát triển một từ vựng chung để mô tả sự hợp tác song phương. Điều rất quan trọng là giới quân sự của hai nước cũng sử dựng từ vựng này, ông Alexander Lomanov, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Giới quân sự của cả hai nước cũng công nhận và chấp nhận từ vựng này, đây là một tín hiệu rất tích cực mang tính xây dựng cho thấy rằng, quan hệ Nga-Trung trong mọi lĩnh vực đều có những nguyên tắc chung và dựa trên những nền tảng rất vững chắc. Điều này có nghĩa là mối quan hệ này có thể dự đoán được. Những tuyên bố của hai vị bộ trưởng quốc phòng xác nhận rõ ràng rằng các mối quan hệ này không thể bị ảnh hưởng bởi những biến đổi nhất thời.

Có những lúc phương Tây gây áp lực lên Trung Quốc nhiều hơn là lên Nga. Có những thời điểm Nga chịu nhiều áp lực hơn Trung Quốc. Những dao động này trong chính sách của phương Tây liên tục nhằm gây chia rẽ, để làm cho một trong hai bên có ảo tưởng rằng sự suy yếu của mối quan hệ Nga-Trung có thể mang lại một số lợi ích, thuận lợi trong quan hệ với phương Tây. Trung Quốc và Nga đã vượt qua giai đoạn này và không thể rơi vào những mánh khóe như vậy. Đây được gọi là sự trưởng thành của mối quan hệ song phương. Hai bên hiểu rõ rằng, bất kỳ lời hứa và lời đe dọa nào từ phía các nước phương Tây chẳng có ý nghĩa gì mà chỉ nhằm mục đích khiến Nga và Trung Quốc nghi ngờ lẫn nhau. Phương Tây không có ý định phát triển các mối quan hệ mang tính xây dựng nghiêm túc với Nga hay Trung Quốc. Nga và Trung Quốc chỉ có thể có được một người đối thoại xứng đáng khi đối mặt với các cường quốc phương Tây khi phương Tây nhận thức được rằng sự hợp tác Nga -Trung không thể bị phá vỡ”, - chuyên gia Nga cho biết.

Thảo luận